THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI
  • 14/072022
  • Chuyên viên Nguyễn Hoài

THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI

THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI

  • Bước 1. Phát hiện hành vi và lập biên bản vi phạm hành chính

+ Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính theo Khoản 2 Điều 40 Nghị định 91/2019/NĐ-CP phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính, gồm:

* Lưu ý: Người có thẩm quyền lập biên bản nhưng không có thẩm quyền xử phạt chỉ được lập biên bản trên nhiệm vụ được giao.

+ Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai được lập theo quy định tại Điều 58 của Luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 81/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 97/2017/NĐ-CP, cụ thể:

– Biên bản phải có đầy đủ các thông tin theo mẫu biên bản 01 của Nghị định 97/2017/NĐ-CP.

Biên bản gồm nhiều tờ thì phải ký từng tờ, nếu người vi phạm không ký thì phải có 2 người chứng kiến hoặc đại diện chính quyền địa phương ký. Nếu thuộc trường hợp được giải trình thì phải ghi cụ thể thời gian giải trình cũng như người có thẩm quyền giải quyết giải trình. Biên bản phải được giao cho người vi phạm 01 bản.

– Về xác định hành vi vi phạm: Người có thẩm quyền phải xác định cụ thể hành vi vi phạm của cá nhân/tổ chức là vi phạm điều, khoản nào của Nghị định 91/2019/NĐ-CP, trường hợp hành vi đó chưa được quy định trong Nghị định 91/2019/NĐ-CP thì không lập biên bản vi phạm hành chính.

Khi đã xác định được hành vi vi phạm thì trong biên bản phải mô tả rõ thời gian thực hiện hành vi, kết thúc hành vi là khi nào để xác định thời hiệu, thời hạn xử phạt vi phạm hành chính. Đây là thông tin rất quan trọng để người có thẩm quyền xử phạt quyết định phạt tiền hay chỉ áp dụng biện pháp buộc khắc phục hậu quả khi đã hết thời hạn, thời hiệu xử phạt.

  • Bước 2: Xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Thời điểm tiến hành xác minh: Trước hoặc sau khi lập biên bản vi phạm; có thể được thực hiện cùng với các trình tự, thủ tục xử phạt tiếp theo cho đến khi ra quyết định xử phạt. Việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính phải được thể hiện bằng văn bản.

Người có thẩm quyền lập biên bản phải xác định tính chất, mức độ của hành vi vi phạm hành chính và ghi rõ vào biên bản vi phạm hành chính để xác định thẩm quyền xử phạt và làm căn cứ ra quyết định xử phạt.

Nội dung xác minh đối với vi phạm trong đất đai: Người có thẩm quyền lập biên bản phải tiến hành xác minh

+ Có hay không có vi phạm hành chính;

+  Về nhân thân (ngày tháng năm sinh; số CMND/ hộ chiếu…);

+ Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ; Tính chất, mức độ thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra;

+ Xác minh về trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính…

Trong bước này chủ thể có thẩm quyền xem xét thêm về không xác định được đối tượng vi phạm hành chính; hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt; cá nhân vi phạm hành chính chết, mất tích, tổ chức vi phạm hành chính đã giải thể, phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt; chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm.

  • Bước 3: Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được quy định cụ thể tại Chương III, Nghị định 91/2019/NĐ-CP.

Người có thẩm quyền sau khi đã tiến hành đầy đủ các bước trên, tiến hành lập dự thảo Quyết định xử phạt trình người có thẩm quyền xử phạt.

Người có thẩm quyền xử phạt phải xem xét lại hồ sơ xử phạt để xác định về đối tượng, hành vi vi phạm, mức phạt, thẩm quyền xử phạt, thời hạn… khi có đủ đầy đủ căn cứ thì ký ban hành Quyết định.

  • Bước 4: Gửi, thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Gửi Quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt trong vòng 2 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định (gửi thư bảo đảm hoặc gửi trực tiếp (phải lập biên bản có ký nhận giữa người giao quyết định và cá nhân/tổ chức bị xử phạt; trường hợp họ không nhận thì lập biên bản).

Cá nhân/tổ chức bị xử phạt phải chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong vòng 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính (tính theo ngày nhận ký ở biên bản giao nhận hoặc ký nhận ở phiếu gửi bảo đảm). Trường hợp Quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định ngày thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn ghi trong Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đó.

Qúa thời hạn thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính(quá 10 ngày hoặc quá thời hạn được ghi trong quyết định xử phạt) mà cá nhân/tổ chức không tự nguyện thi hành thì người đã ban hành quyết định xử phạt ban hành Quyết định cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt.

———————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH SJKLAW

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

Tags : Bộ luật dân sự 2015, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Các vấn đề pháp lý, cấp dưỡng, con cái, Công ty hợp danh, Công ty TNHH, di chúc, Doanh nghiệp, gia đình, hôn nhân, Luật hôn nhân và gia đình 2014, Luật đất đai 2013, ly hôn, Pháp luật doanh nghiệp, Phá sản doanh nghiệp, quyền tác giả, Sjklaw, SJK law, Thừa kế, thủ tục, Tin tức, Tố tụng dân sự, Trình tự thủ tục, Tư vấn
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: