KHẤU TRỪ TIỀN BỒI THƯỜNG, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TRONG KHU CÔNG NGHỆ CAO
Khu công nghệ cao là khu kinh tế - kỹ thuật đa chức năng, có ranh giới xác định, do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, nhằm nghiên cứu - phát triển và ứng dụng công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, đào tạo nhân lực công nghệ cao và sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghệ cao. Trong khu công nghệ cao có thể có khu chế xuất, kho ngoại quan, khu bảo thuế và khu nhà ở.
Khi quyết định thành lập các khu công nghệ cao, Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ mục tiêu trong Quy chế Khu công nghệ cao ban hành kèm theo Nghị định số 99/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2003 của Chính phủ như sau:
- Góp phần xây dựng năng lực nghiên cứu - phát triển trong lĩnh vực công nghệ cao của đất nước.
- Tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động đầu tư nhằm thu hút vốn, công nghệ cao, nhân lực công nghệ cao trong nước và nước ngoài, góp phần xây dựng các ngành công nghiệp công nghệ cao làm động lực phát triển kinh tế, đặc biệt đối với các vùng kinh tế trọng điểm.
- Tạo điều kiện thuận lợi gắn kết giữa đào tạo, nghiên cứu - phát triển công nghệ cao với sản xuất và dịch vụ, thúc đẩy đổi mới công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao và thương mại hóa công nghệ cao.
- Góp phần tăng trưởng kinh tế, nâng cao trình độ công nghệ sản xuất và sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.
Ưu đãi doanh nghiệp được hưởng trong khu công nghệ cao theo Quy chế Khu công nghệ cao ban hành kèm theo Nghị định số 99/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2003 của Chính phủ được tóm tắt như sau:
- Ưu tiên bố trí vốn, ngân sách đầu tư xây dựng khu công nghệ cao và các hạng mục hạ tầng kỹ thuật bên ngoài phục vụ trực tiếp cho khu công nghệ cao hoạt động.
- Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước khi đầu tư vào khu công nghệ cao đều được đối xử bình đẳng và tạo điều kiện phát triển tốt nhất.
- Được Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu đối với vốn đầu tư, tài sản, bằng sáng chế,... Đảm bảo không bị tịch thu, trưng dụng bằng các biện pháp tài chính, quốc hữu hóa trong thời gian thực hiện dự án đầu tư.
Ngoài ra, các doanh nghiệp trong khu công nghệ cao sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi 10%, miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp lên đến 50%. Ngoài ra còn miễn thuế nhập khẩu nếu doanh nghiệp đáp ứng 3 tiêu chí được quy định rõ trong Quyết định này. Vạy khấu trừ tiền bồi thường. giải phóng mặt bằng trong khu công nghẹ cao được tiến hành như thế nào?
-
Lĩnh vực: Đất Đai
-
Cơ quan thực hiện: Ban quản lý khu kinh tế
-
Đối tượng thực hiện: Công dân Việt Nam, Doanh nghiệp
-
Thành phần hồ sơ:01 bộ
- Văn bản của người sử dụng đất đề nghị được trừ tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng vào tiền thuê đất phải nộp (bản chính).
- Phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (bản sao).
- Quyết định phê duyệt quyết toán chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (bản sao).
- Thời gian tiếp nhận: Từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ ngày Lễ, Tết)
- Cách thức tiếp nhận:
+ Trực tiếp
+ Dịch vụ bưu chính
-
Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Người sử dụng đất đề nghị được trừ tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp
+ Bước 2: Ban Quản lý Khu Công nghệ cao xác định số tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng được khấu trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 35/2017/NĐ-CP ngày 03/4/2017 của Chính phủ cùng với việc xác định và thông báo số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất mà người sử dụng đất phải nộp.
———————————————-
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH SJKLAW
Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Website:https://sjklaw.vn/
Email: sjk.law@hotmail.com
Hotline: 0962420486