QUYỀN PHẢN TỐ CỦA BỊ ĐƠN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
  • 09/022022
  • TRỢ LÝ LUẬT SƯ - TIẾN ĐẠT

QUYỀN PHẢN TỐ CỦA BỊ ĐƠN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

1. Quyền phản tố của bị đơn.

Theo quy định của BLTTDS năm 2015, sau khi Tòa án thụ lý yêu cầu của nguyên đơn, trong quá trình giải quyết vụ án, bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn.

Phản tố có thể được hiểu là việc bị đơn khởi kiện lại nguyên đơn.

Để được Tòa án thụ lý, giải quyết trong cùng vụ án thì phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn phải đáp ứng được những yêu cầu nhất định quy định tại khoản 2 Điều 200 BLTTDS năm 2015.

2. Các trường hợp phản tố của bị đơn.

a. Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn.

Phản tố bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn là trường hợp bị đơn có nghĩa vụ đối với nguyên đơn và nguyên đơn cũng có nghĩa vu đối với bị đơn.

Ví dụ: A có đơn khởi kiện yêu cầu B phải trả lại tiền thuê nhà của nợ của năm 2005 là năm triệu đồng. Bị đơn B có yêu cầu đòi nguyên đơn A phải thanh toán cho mình tiền sửa chữa nhà bị hư hỏng và tiền thuế sử dụng đất mà bị đơn đã nộp thay cho nguyên đơn là ba triệu đồng. Trường hợp này, yêu cầu của bị đơn B được coi là yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn A.

Như vậy, nghĩa vụ bù trừ ở đây là nghĩa vụ trả tiền cụ thể số tiền bên B nợ tiền thuê nhà của bên A có thể được bù trừ với số tiền bên B đã bỏ ra sửa chữa căn nhà.

b. Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn.

Phản tố loại trừ là trường hợp bị đơn có yêu cầu phản tố lại đối với nguyên đơn và nếu yêu cầu đó được chấp nhận, thì loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn vì không có căn cứ.

Ví dụ: A có chiếc xe ô tô thuộc sở hữu riêng đã bán cho C, nhưng nói với con (B là con của A) là cho C thuê mỗi tháng năm triệu đồng. Sau đó A chết, B khởi kiện yêu cầu C phải thanh toán tiền thuê xe trong một năm qua là sáu mươi triệu đồng. C có yêu cầu phản tố yêu cầu Tòa án công nhận quyền sở hữu xe ô tô và có tranh chấp. Nếu Tòa án chấp nhận yêu cầu phản tố của C, thì dẫn đến không chấp nhận toàn bộ yêu của B đòi C thanh toán tiền thuê xe ô tô. Trường hợp này yêu cầu phản tố của C đã loại trừ toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn B.

c. Yêu cầu phản tố và yêu cảu nguyên đơn có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.

Phản tố liên quan là trường hợp hai yêu cầu phản tố này có mối quan hệ với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án, thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh chóng hơn.

Ví dụ: “Chị M khởi kiện yêu cầu anh N phải trợ cấp nuôi con P một tháng ba trăm ngàn đồng. Anh N có yêu cầu phản tố yêu cầu Tòa án xác định P không phải là con của anh”. Trường hợp này, yêu cầu của anh N không bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của chị M cũng không làm triệu tiêu yêu cầu của chị M. Yêu cầu của chị M vẫn chính đáng nếu như P là con anh N, tuy nhiên việc giải quyết yêu cầu này sẽ dẫn tới kết luận cuối cùng về việc giải quyết yêu cầu của chị M.

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH SJKLAW

📍 Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận cầu giấy Cầu Giấy, thành phố Hà NộiNội

🌍 Website: https://sjklaw.vn/

📩 Email: sjk.law@hotmail.com

 Hotline: 1900 636292

Tags : phản tố, tố tụng dân sự
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: