KẾ THỪA QUYỀN, NGHĨA VỤ TỐ TỤNG THEO BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
  • 24/122021
  • Chuyên viên Thùy Linh

KẾ THỪA QUYỀN, NGHĨA VỤ TỐ TỤNG THEO BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

Các đương sự tham gia vào tố tụng dân sự có các quyền và nghĩa vụ nhất định nhằm bảo đảm cho đương sự được bảo vệ về quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước Toà án. Tuy nhiên, vì những lý do khác nhau mà đương sự không thể tiếp tục tham gia vào quá trình tố tụng dân sự thì khi đó cần có người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng. Bài viết dưới đây sẽ phân tích một số nội dung về kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.

Tại Điều 74 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định cụ thể về các trường hợp kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự như sau:

- Trường hợp cá nhân đang tham gia tố tụng chết:

Trường hợp cá nhân là người đang tham gia tố tụng mà chết thì chủ thể kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng là người thừa kế tham gia tố tụng.

- Trường hợp cơ quan, tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức.

Các cơ quan, tổ chức đang tham gia tố tụng mà phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức thì chủ thể kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng được chia thành các trường hợp cụ thể sau:

+ Tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh thì cá nhân, tổ chức là thành viên của tổ chức đó hoặc đại diện của họ tham gia tố tụng.

+ Trong trường hợp cơ quan, tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể là cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, doanh nghiệp nhà nước thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó hoặc đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức tiếp nhận các quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đó tham gia tố tụng.

+ Trường hợp tổ chức hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức thì cá nhân, tổ chức tiếp nhận quyền, nghĩa vụ của tổ chức đó sẽ tham gia tố tụng.

- Trường hợp thay đổi chủ sở hữu của tổ chức:

Trường hợp thay đổi chủ sở hữu của tổ chức và có việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ cho chủ sở hữu mới thì chủ sở hữu mới sẽ kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng.

- Trường hợp tổ chức được chuyển giao quyền, nghĩa vụ:

Trường hợp tổ chức được chuyển giao quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về dân sự thì tổ chức đó sẽ kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng.

- Trường hợp tổ chức không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự mà người đại diện đang tham gia tố tụng chết:

Trong trường hợp này, tổ chức đó phải cử người khác làm đại diện để tham gia tố tụng. Nếu không cử được người đại diện hoặc tổ chức đó phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể thì cá nhân là thành viên của tổ chức đó sẽ tham gia tố tụng.

Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề kế thừa quyền, nghĩa vụ trong tố tụng dân sự.

-------------------------------------------------

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

𝐂Ô𝐍𝐆 𝐓𝐘 𝐋𝐔Ậ𝐓 𝐓𝐍𝐇𝐇 𝐒𝐉𝐊𝐋𝐀𝐖

📍 Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

🌍 Website: sjklaw.vn

📩 Email: sjk.law@hotmail.com

☎ Hotline: 0962420486

Tags : Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, kế thừa, quyền và nghĩa vụ tố tụng, Sjklaw, Tố tụng dân sự
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: