TRƯỜNG HỢP NÀO ĐƯỢC LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA?
  • 23/092022
  • TRỢ LÝ LUẬT SƯ - TIẾN ĐẠT

TRƯỜNG HỢP NÀO ĐƯỢC LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA?

Như chúng ta biết nếu có hành vi mà gây ra thiệt hại thì sẽ phát sinh trách nhiệm BTTH đối với người có hành vi đó. Thế nhưng, trên thực tế thì không phải trong trường hợp nào người có hành vi gây thiệt hại cũng phải chịu trách nhiệm BTTH, đó chính là các trường hợp loại trừ theo quy định của pháp luật

Loại trừ trách nhiệm BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một trong những trường hợp mà có thiệt hại xảy ra trên thực tế những không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường của chủ sở hữu hay của người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ đó.

Theo pháp luật dân sự hiện hành, một số trường hơp loại trừ trách nhiệm BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra bao gồm:

Một là, trường hợp thiệt hại xảy ra trên thực tế được xác định lỗi cố ý hoàn toàn do người bị thiệt hại

Lỗi cô sy của người bị thiệt hại có thể hiểu là người bị thiệt hại có nhận thức rõ hành vi của mình gây thiệt hại cho chính mình nhưng vẫn thực hiện và mong muốn thiệt hại đó xảy ra với mình. Rõ ràng đây là hoàn toàn thuộc về ý chí chủ quan của người bị thiệt hại nên PL quy định trong trường hợp này không phải bồi thường thiệt hại

Ví dụ: một chiếc xe ô tô đang tham gia giao thông trên đường theo đúng quy định của PL thì bất ngờ có một người trong lề đường chạy ra lao vào xe tự tử và hậu quả dẫn đến người đó bị thương nặng hoặc chết. Trong trường hợp này thì chủ sở hữu, hoặc người được giao chiếm hữu, sử dụng chiếc xe oto đó không phải thực hiện việc bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ (oto) gây ra

Qua đó ta thấy việc quy định trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại được loại trừ trách nhiệm BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là hợp lý và phù hợp với qyu định tại Điều 586 pháp luật dân sự hiện hành về nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong trường hợp khi bên có lỗi trong việc gây ra thiệt hại thì sẽ không được bồi thường phần thiệt hại do chính lỗi của mình gây ra.

Hai là, thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết thì cũng không phải thực hiện việc bồi thường thiệt hại.

Một sự kiện được coi là bất khả  kháng nếu như có thể đáp ứng được các điều kiện theo quy định định của PL là: xảy ra một cách khách quan không thể tính toán và lường trước được, không thể khắc phục được và đã tiến hành áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép để ngăn chặn thiện hại., chẳng hạn như bão, lũ….

Còn về tình thế cấp hiết chính là tính thế của một người vi muốn tránh gây ra thiệt hại cho quyền và lợi ích hợp pahsp của mình, của người khác hoặc của NN, của cơ quan, tổ chức mà họ không còn cách nào khác nên bắt buộc phải gây ra một thiệt hại khác nhỏ hơn. Cũng giống trong trường hợp bất khả kháng thì để xác định là tình thế cấp thiết thì cũng phải đáp ứng được các điều kiện như : nguy cơ đang tồn tại thwucj tê,s hiển nhiên và không thể chống lại được; lợi ích của NN, của tổ chức, quyền và lợi ích chính đáng của chính người đó hoặc người khác đang bị đe dọa; để ngăn ngừa thiệt hại xảy ra và không còn biện pháp khác nào tối ưu hơn.

————————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

𝐂Ô𝐍𝐆 𝐓𝐘 𝐋𝐔Ậ𝐓 𝐓𝐍𝐇𝐇 𝐒𝐉𝐊𝐋𝐀𝐖

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

Tags : bồi thường thiệt hại, Bộ luật dân sự 2015
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: