PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT KHI KHÔNG ĐỦ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG
  • 29/102021
  • TRỢ LÝ LUẬT SƯ - TIẾN ĐẠT

PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT KHI KHÔNG ĐỦ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG

Câu hỏi tư vấn:

          Xin chào Luật sư, tôi với chồng tôi kết hôn được 02 năm, chồng tôi đã từng kết hôn và có một người con riêng, hiện nay cháu được 05 tuổi. Nay vợ cũ yêu cầu chồng tôi phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng mỗi tháng là 02 triệu đồng. Tuy nhiên, do chồng tôi chưa tìm được việc làm, sinh hoạt hàng ngày đều dựa vào mức thu nhập của tôi, mà thu nhập của tôi cũng hạn chế tôi còn phải lo toan công việc trong gia đình. Tôi muốn hỏi trong trường hợp này của chồng tôi có thể giải quyết như thế nào?

Yêu cầu tư vấn:

          Giải quyết thế nào khi không đủ điều kiện để đáp ứng mức cấp dưỡng theo yêu cầu?

Căn cứ pháp lý:

          Luật HN&GĐ năm 2014

Luật sư tư vấn:

          Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến công ty chúng tôi, đối với yêu cầu của bạn được Luật sư giải đáp như sau:

          Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu.

          Trong trường hợp của chồng bạn, do chồng bạn và vợ cũ đã ly hôn, người trực tiếp và có quyền nuôi dưỡng con chung là vợ cũ. Do vậy chồng bạn có nghĩa vụ, trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

          Pháp luật quy định, trong trường hợp khi vợ chồng khi hôn, có con chung nếu con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi sống mình lâm vào tình trạng khó khăn túng thiếu thì người không trực tiếp nuôi dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

          Về mức cấp dưỡng do hai bên tự thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được có thể yêu cầu Tòa án giải quyết, tuy nhiên về xác định mức cấp dưỡng phải căn cứ vào khả năng thực tế và thu nhập thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng. Đối với trường hợp của chồng bạn, thì mức cấp dưỡng là 02 triệu mà hiện tại chồng bạn đang thất nghiệp, không có thu nhập và thu nhập của bạn cũng hạn hẹp, do vậy bạn có thể trao đổi với chồng bạn như sau:

          Thứ nhất, chồng bạn có thể thỏa thuận, ngồi lại với vợ cũ trình bày hoàn cảnh cụ thể đó là hiện tại bạn đang phụ thuộc vào thu nhập của vợ, chưa tìm được việc làm để tự chủ về tài chính. Do vậy có thể trao đổi với vợ cũ của bạn có thể giảm mức cấp dưỡng sao cho phù hợp với tình hình hiện tại của bạn.

          Thứ hai, trong trường hợp vợ cũ không đồng tình với ý kiến, sự thỏa thuận của chồng bạn thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Tòa án sẽ căn cứ vào thu nhập thực tế và khả năng tài chính, kinh tế của chồng bạn để đưa ra mức cấp dưỡng phù hợp.

          Ngoài ra, pháp luật cũng quy định về phương thức cấp dưỡng như sau:

          - Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.

- Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Do đó, nếu hiện tại đang khó khăn về mặt kinh tế, chồng bạn với vợ cũ có thể thỏa thuận về phương thức cấp dưỡng, có thể là thực hiện cấp dưỡng hàng năm. Để trong thời gian đó chồng bạn có thời gian tìm kiếm việc làm, khi có thu nhập thì sẽ dễ dàng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư đối với vấn đề của bạn.

Mọi vướng mắc cần giải đáp hoặc để được sử dụng dịch vụ. Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

Luật sư CÔNG TY LUẬT TNHH SJKLAW

Hotline yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn: 0962420486

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: sjk.law@hotmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng ./.

 

 

 

         

         

Tags : Các vấn đề pháp lý, gia đình, hôn nhân, Luật hôn nhân và gia đình 2014, ly hôn, tài sản riêng, Tư vấn
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: