MỘT SỐ NHỮNG VƯỚNG MẮC VỀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG CHO CON KHI LY HÔN
  • 10/112023
  • Trợ lý Luật sư Cao Vân

MỘT SỐ NHỮNG VƯỚNG MẮC VỀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG CHO CON KHI LY HÔN

Mặc dù pháp luật hiện hành cũng đã cải thiện và thay đổi nhiều về chế định cấp dưỡng, tuy nhiên cùng với sự thay đổi của xã hội thì một số chỗ trong các quy định về chế định này còn gây ra nhiều khó khăn, vướng mắc nhất định.

Cụ thể như sau:

  1. Khó khăn, vướng mắc về đối tượng được cấp dưỡng

Thứ nhất, luật còn chưa có quy định rõ về điều kiện không có khả năng lao động của người được cấp dưỡng là như thế nào

Trong thực tế khi gặp phải những trường hợp như trên thì cũng có nhiều cách lý giải. Tuy nhiên do không có cách lý giải cụ thể, chính xác nên dẫn đến sự thiếu thống nhất, bỏ sót một số trường hợp…

Ví dụ: Thực tế có rất nhiều trường hợp con đã đủ 18 tuổi thế nhưng lại đang theo học ở các trường đại học, cao đẳng,…..và đó là những đối tượng không có thời gian tham gia lao động để có thể tạo ra được thu nhập. Vậy trong trường hợp này liệu có được coi là trường hợp không có khả năng lao động hay không? Vì về trường hợp này thực tế đã có nhiều mâu thuẫn.

Tiếp đến, việc quy định điều kiện có tài sản để tự nuôi mình của người cũng chưa rõ ràng, cụ thể.

Từ trường hợp này, đặt ra tình huống ở trên thực tế thì căn cứ nào để tòa án có thể xác định người được cấp dưỡng có tài sản để có thể tự nuôi được mình? Do đó cũng như các trường hợp khác, mặc dù có nhiều quan điểm giải quyết tuy nhiên vẫn gây nên sự thiếu thống nhất.

  1. Vướng mắc, khó khăn về phương thức cấp dưỡng một lần

- Về căn cứ xác định khoản cấp dưỡng một lần, nhận thấy nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng có thể thay đổi bởi những điều kiện khách quan khác nhau, do đó việc cấp dưỡng 1 lần được xác định dựa trên tiêu chí là nhu cầu của người được CD và khả năng thực tế của người CD được xác định tại thời điểm ban đầu là chưa hợp lý

- Bên cạnh đó cũng không đặt ra quy định về yêu cầu cấp dưỡng bổ sung. Vì trong một số trường hợp người được cấp dưỡng có thể gặp phải một số tình cảnh như bệnh tật, tai nạn…mà khoản cấp dưỡng trước đó đặt ra lại không đủ để nuôi và trang trải cho nhu cầu của họ. Do đó, đối với người được cấp dưỡng trong thời điểm lúc đó thì nhu cầu thiết yếu đã thay đổi do vậy việc yêu cầu được cấp dưỡng bổ sung là cần thiết.

- Tiếp theo, pháp luật cũng chưa quy định chặt chẽ về mặt tạm ngừng cấp dưỡng.

Rõ ràng, giữa người được cấp dưỡng và người có nghĩa vụ CD có thể thỏa thuận hoặc yêu cầu tòa án giải quyết về việc tạm ngừng cấp dưỡng trong một số trường hợp là cần thiết. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành lại chưa có quy định chặt chẽ về vấn đề này nên còn dẫn đến nhiều thiếu sót trong quá trình thi hành.

  1. Khó khăn vướng mắc về mức cấp dưỡng được ấn định chưa bảo đảm: “ nhu cầu thiết yếu” của con

Như chúng ta thấy, hầu hết các trường hợp sau khi ly hôn thì việc cấp dưỡng chưa bảo đảm để chi cho nhu cầu về ăn, ở ,mặc…của con cái. Bởi lẽ, việc cấp dưỡng được thực hiện thông qua thỏa thuận đôi khi không được nìn nhận đúng với bản chất của nó.

Thực tế, nhiều người có nghĩa vụ cấp dưỡng họ chưa ý thức hết được nghĩa vụ mà mình phải thực hiện. Họ chỉ cho con một số tiền hoặc vật gì đó với suy nghĩ để con có thêm chút tiền tiêu vặt, ….nhưng theo pháp luật, thì cấp dưỡng không phải như thế. Do vậy vấn đề này nếu để giải quyết được thì cần quy định cụ thể rõ ràng hơn.

  1. Người có nghĩa vụ cấp dưỡng chưa ý thức được trách nhiệm về việc cấp dưỡng cho con

Đây cũng là một vướng mắc, hạn chế mà phần trên đã được nhắc tới. Cũng như trên thực tế ra có thể nhìn thấy rõ trường hợp những người không trực tiếp nuôi con trốn tránh trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng xuất phát từ nhiều lý do khác nhau

Ví dụ: Người vợ đã đi lấy chồng khác nên chồng cũ không muốn cấp dưỡng cho con chung nữa…

-------------------------------------------------

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

𝐂Ô𝐍𝐆 𝐓𝐘 𝐋𝐔Ậ𝐓 𝐓𝐍𝐇𝐇 𝐒𝐉𝐊𝐋𝐀𝐖

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486.

Tags : Bộ luật dân sự 2015, cấp dưỡng, con cái, Luật hôn nhân và gia đình 2014, Sjklaw, thủ tục
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: