HÒA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI TÒA ÁN
1. PHẠM VI CÁC VỤ VIỆC MÀ TÒA ÁN TIẾN HÀNH HÒA GIẢI
Điều 203 Luật đất đai 2013 quy định rất rõ về thẩm quyền giải quyết hòa giải tranh chấp đất đai. Đó là tranh chấp về QSDĐ mà đương sự có giấy chứng nhận QSDĐ hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại LDĐ năm 2013. Đó là:
- Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất
- Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính Phủ.
=> Hòa giải vụ án tranh chấp đất đai trong giai đoạn này là hoạt động tố tụng do Tòa án tiến hành nhằm giúp đỡ các đương sự thỏa thuận với nhau về giải quyết quyền, lợi ích về đất đai có tranh chấp.
2. CÁC TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG TIẾN HÀNH HÒA GIẢI
Luật tố tụng dân sự đã quy định có một số loại tranh chấp không được tiến hành hòa giải hoặc không hòa giải được, đó là những tranh chấp đất đai phát sinh từ các giao dịch dân sự trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Theo quy định tại BLTTDS thì Tòa án không cần tiến hành hòa giải đối với các tranh chấp đất đai sau đây:
- Bị đơn có tranh chấp đất đai đã được Tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.
- Đương sự trong vụ tranh chấp đất đai không thể tham gia hòa giải được vì lý do chính đáng.
3. THỦ TỤC HÒA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI Ở TÒA ÁN
Bước 1. Triệu tập đương sự
Điều 208 BLTTDS 2014 quy định trách nhiệm của Tòa án trong việc thông báo về phiên hòa giải. Theo đó thì trước khi tiến hành hòa giải, Tòa án phải thông báo cho các đương sự, người đại diện hợp pháp của đương biết về thời gian, địa điểm tiến hành phiên hòa giải, nội dung các vấn đề cần hòa giải.
Nếu các đương sự vắng mặt thì tùy từng TH mà Tòa án quyết định giải quyết khác nhau.
Bước 2. Tổ chức phiên hòa giải
Bước 3. Xử lý kết quả hòa giải.
- Trong trường hợp hòa giải không thành:
+ Nếu có các căn cứ đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án theo quy định tại Điều 214 và Điều 217 BLTTDS 2014 thì Tòa án ra quyết định đình chi hoặc tạm đình chỉ vụ án tương ứng với từng trường hợp.
+ Nếu không có các căn cứ tạm đình chỉ và đình chỉ vụ án thì Tòa án sẽ ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
- Trong trường hợp hòa giải thành:
Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải thành. Tuy nhiên, biên bản hòa giải thành này chưa có hiệu lực pháp luật mà chỉ ghi nhận sự thỏa thuận của các bên. Sự thỏa thuận của các bên sẽ có hiệu lực ràng buộc các bên sau khi Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH SJKLAW
📍 Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận cầu giấy Cầu Giấy, thành phố Hà NộiNội
🌍 Website: https://sjklaw.vn/
📩 Email: sjk.law@hotmail.com
☎ Hotline: 1900636292