ĐIỂM MỚI VỀ THƯƠNG LƯỢNG TÂP THỂ TRONG BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 2019
  • 26/102021
  • Chuyên viên Nguyễn Hoài

ĐIỂM MỚI VỀ THƯƠNG LƯỢNG TÂP THỂ TRONG BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 2019

Trong quan hệ lao động, lợi ích của các bên đặc biệt là của người lao động cần được đảm bảo, đồng thời giảm tránh được việc xảy ra tranh chấp trong quan hệ lao động. Thương lượng tập thể là một chế định được pháp luật lập ra nhằm trở thành cơ chế giúp các bên xoa dịu bất đồng trong thực tiễn lao động. Các quy định về thương lượng tập thể được bổ sung, hoàn thiện theo từng giai đoạn, tới Bộ luật lao động năm 2019 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021 đã đưa ra những điểm mới nổi bật về thương lượng tập thể.

- Thứ nhất, thay vì quy định mục đích thương lượng tập thể, luật quy định khái niệm thương lượng tập thể.

Theo đó, tại Điều 65, Thương lượng tập thể là việc đàm phán, thỏa thuận giữa một bên là một hoặc nhiều tổ chức đại diện người lao động với một bên là một hoặc nhiều người sử dụng lao động hoặc tổ chức đại diện người sử dụng lao động nhằm xác lập điều kiện lao động, quy định về mối quan hệ giữa các bên và xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.

- Thứ hai, bổ sung một số nội dung thương lượng tập thể. Bổ sung các TH ở khoản 5,6,7 Điều 67 về các vấn đề:

(i) Điều kiện, mối quan hệ giữa NLĐ với tổ chức đại diện NLĐ

(ii) Cơ chế, phương thức phòng ngừa giải quyết trch lđ

(iii) Bảo đảm bình đẳng giới, thai sản, nghi hàng năm, bạo lực, quấy rối tình dục nơi làm việc

- Thứ ba, bổ sung và cụ thể hơn quyền thương lượng tập thể của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở trong DN. Điểm mới này quy định tại khoản 3 Điều 3.

Tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở trong doanh nghiệp là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại đơn vị sử dụng lao động nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động. Và một trong số đó là thông qua thương lượng tập thể.

Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm:

(i)    Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp

(ii)     Tổ chức công đoàn cơ sở.

Nếu doanh nghiệp có nhiều tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đáp ứng quy định thì tổ chức có quyền yêu cầu thương lượng là tổ chức có số thành viên nhiều nhất trong doanh nghiệp. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền yêu cầu thương lượng tập thể khi đạt tỷ lệ thành viên tối thiểu trên tổng số người lao động.

Nếu có nhiều tổ chức đại diện lao động tại cơ sở mà không đáp ứng quy định thì các tổ chức này có quyền tự nguyện kết hợp với nhau và yêu cầu thương lượng tập thể.

- Thứ tư, bổ sung quy định thời gian thương lượng tập thể. Trc đây ko quy định khiến thời gian thương lượng kéo dài, ko hiệu quả, tốn kém. Còn giờ qđ là thời gian thương lượng ko quá 90 ngày  kể từ ngày bắt đầu thương lượng

- Thứ năm, bổ sung quy định thương lượng tập thể không thành.

Thương lượng tập thể không thành khi: (i) Một bên từ chối thương lượng hoặc không tiến hành thương lượng trong 30 ngày kể từ ngày yêu cầu thương lượng; (ii) đã hết 90 ngày thương lượng theo luật mà không đạt được thỏa thuận; (iii) chưa hết 90 ngày thương lượng theo luật nhưng các bên cùng xác định và tuyên bố là thương lượng tập ptheer không đạt.

- Thứ sáu, bổ sung quy định thương lượng tập thể ngành, thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp.

- Thứ bảy , bổ sung quy định về thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia thông qua Hội đồng thương lượng tập thể theo Điều 72 và Điều 73.

------

Mọi vướng mắc cần giải đáp hoặc để được sử dụng dịch vụ. Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

Luật sư CÔNG TY LUẬT TNHH SJKLAW

Hotline yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn: 0962420486

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: sjk.law@hotmail.com Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng! Trân trọng ./.

Tags : bộ luật lao động, bộ luật lao động 2019, người lao động, người sử dụng lao động, thương lượng tập thể, điểm mới lao động
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: