CHỦ THỂ THAM GIA QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT YÊU CẦU PHÁ SẢN
Chủ thể yêu cầu tham gia quá trình giải quyết yêu cầu phá sản
Luật phá sản ở hầu hết các nước đều quy định Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc phá sản. Tại Việt Nam, trong quy định của pháp luật phá sản, Tòa án có vai trò quyết định là chủ thể trung tâm trong hầu hết các bước cần thực hiện của việc giải quyết yêu cầu phá sản.
Trong nộp và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, việc xử lý đơn thuộc thẩm quyền của Tòa án thụ lý đơn. Căn cứ Điều 32 Luật phá sản 2014 Tòa án sẽ thông báo cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản về việc nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản nếu đơn yêu cầu hợp lệ; có quyền yêu cầu người nộp đơn sửa đổi, bổ sung đơn nếu có thiếu sót; Tòa án chuyển đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền nếu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân khác; Tòa án cũng có thể trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi xảy ra các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật phá sản 2014.
Trong bước mở thủ tục phá sản, Tòa án đã thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có quyền ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản (quy định tại Điều 42 Luật phá sản 2014). Nếu ra quyết định mở thủ tục phá sản, trong thời hạn pháp luật quy định, Thẩm phán của tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có trách nhiệm chỉ định Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
Trong Hội nghị chủ nợ, Tòa án có thẩm quyền triệu tập Hội nghị chủ nợ; thẩm phán được giao phân công phụ trách phụ vá sản tham gia điều hành việc tiến hành Hội nghị chủ nợ.
Trong thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh, Thẩm phán được Toà án giao phân công phụ trách vụ phá sản ra quyết định công nhận nghị quyết của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán. Nghị quyết này có hiệu lực đối với tất cả người tham gia thủ tục phá sản có liên quan. Ngoài ra, trong thời hạn luật định, doanh nghiệp, hợp tác xã phải lập báo cáo về tình hình thực hiện phương án phục hỏi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã cho Quản tài viên, doanh nghiệp quản lí, thanh lí tài sản Quản tài viên, doanh nghiệp quản lí, thanh lí tài sản có trách nhiệm bảo cáo Thẩm phán. Ngoài ra, Tòa án nhân dân còn là chủ thể duy nhất có thẩm quyền ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản theo thủ tục rút gọn, khi Hội nghị chủ nợ không thành hoặc sau khi có nghị quyết của Hội nghị chủ nợ.
Quản tài viên và doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
Luật phá sản 2014 có những quy định mới về Quản tài viên và doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Quản tài viên là cá nhân hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán trong quá trình giải quyết phá sản và doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản là tổ chức hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán trong quá trình giải quyết phá sản.
Theo Điều 16 Luật phá sản 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản như sau:
+ Quản lý tài sản, giám sát hoạt động kinh doanh, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, gồm: Xác minh, thu thập, quản lý tài liệu, chứng cứ liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã; Lập bảng kê tài sản, danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ; Bảo quản tài sản; ngăn chặn việc bán, chuyển giao tài sản mà không được phép của Thẩm phán; ngăn chặn việc tẩu tán tài sản; tối đa hóa giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã khi bán, thanh lý tài sản; Giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của pháp luật; Được thuê cá nhân, tổ chức thực hiện công việc theo quy định của pháp luật; Đề xuất với Thẩm phán về việc bán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã để bảo đảm chi phí phá sản; Bán tài sản theo quyết định của Thẩm phán để bảo đảm chi phí phá sản; Tổ chức việc định giá, thanh lý tài sản theo quy định của Luật này; báo cáo cơ quan thi hành án dân sự, thông báo đến người tham gia thủ tục phá sản có liên quan về việc giao cho cá nhân, tổ chức thực hiện thanh lý tài sản; Gửi các khoản tiền thu được vào tài khoản do Tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền mở tại ngân hàng.
+ Đại diện cho doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không có người đại diện theo pháp luật.
+ Báo cáo về tình trạng tài sản, công nợ và hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã, tham gia xây dựng kế hoạch phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
+ Đề nghị Thẩm phán tiến hành các công việc sau: Thu thập tài liệu, chứng cứ; Tuyên bố giao dịch vô hiệu và quyết định thu hồi tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị bán hoặc chuyển giao bất hợp pháp; Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; áp dụng biện pháp xử phạt hành chính; chuyển hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền xử lý về hình sự theo quy định của pháp luật.
+ Được hưởng thù lao và thực hiện trách nhiệm bảo hiểm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
+ Báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo yêu cầu của Thẩm phán, cơ quan thi hành án dân sự; chịu trách nhiệm trước Thẩm phán, cơ quan thi hành án dân sự và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Chủ nợ
Tại khoản 3 Điều 4 Luật phá sản 2014 quy định: “Chủ nợ là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ, bao gồm chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần và chủ nợ có bảo đảm.”
Căn cứ vào chủ nợ có được bảo đảm bằng tài sản hay không, chủ nợ được chia thành 3 loại: chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần và chủ nợ có bảo đảm.
Chủ nợ có mối quan tâm trực tiếp đến việc phá sản, vì các quyền về tài sản của họ gắn với tài sản còn lại của doanh nghiệp, họ có quyền cùng được tham gia vào quá trình xử lý tài sản của doanh nghiệp phá sản. Tất cả các chủ nợ đều có quyền bình đẳng như nhau trong việc đòi nợ và thu hồi nợ từ tài sản của doanh nghiệp mắc nợ. Tuy nhiên, do suất phát tính chất của mối quan hệ giữa doanh nghiệp mắc nợ và chủ nợ và việc có hay không có sử dụng các biện pháp bảo đảm đối với các khoản nợ mà quyền và nghĩa vụ của các loại chủ nợ có sự khác nhau.
Tùy từng trường hợp cụ thể, chủ nợ tham gia thủ tục phá sản có các quyền như: quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản, quyền gửi giấy đòi nợ,… Tất cả các chủ nợ đều có quyền tham gia và thảo luận tại hội nghị chủ nợ, tuy nhiên, chỉ có chủ nó không có báo động mới có quyền biểu quyết tại hội nghị chủ nợ.
Con nợ ( doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán nợ)
Tại khoản 1 Điều 4 quy định: “Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.”
Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ đến hạn có quyền sau: Được tiếp tục hoạt động bình thường kể từ khi có quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bỏ phá sản doanh nghiệp nhưng dưới sự giám sát của Thẩm phán và tổ quản lý tài sản,… Đệ nghị xem xét lại quyết định tuyên bố doanh nghiệp hợp tác xã phá sản.
Cơ quan thi hành án dân sự
Cơ quan thi hành án dân sự là chủ thể tham gia quá trình giải quyết yêu cầu phá sản trong trường hợp có quyết định tuyên bố phá sản của tòa án. Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành quyết định tuyên bố phá sản được thực hiện theo quy định của pháp luật phá sản, pháp luật về thi hành án dân sự và quy định khác của luật có liên quan; yêu cầu quảng tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản tổ chức thực hiện thanh lý tài sản;…
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ với SJKLaw theo các phương thức sau:
Tư vấn trực tiếp: Văn phòng đại diện công ty Luật trách nhiệm hữu hạn SJKLaws, địa chỉ tại : Số 3 ngõ 115 Nguyễn Khang, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Dịch vụ luật sư tư vấn qua số điện thoại tổng đài: 0962420468- 0933192699
Tư vấn qua email: nội dung yêu cầu tư vấn đến địa chỉ email: sjk.law@hotmail.com