VẤN ĐỀ CẤP DƯỠNG CHO CON CHUNG KHI KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN
  • 29/102021
  • TRỢ LÝ LUẬT SƯ - TIẾN ĐẠT

VẤN ĐỀ CẤP DƯỠNG CHO CON CHUNG KHI KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN

           Trên thực tế hiện nay khi xã hội ngày càng phát triển, quan điểm của giới trẻ cũng ngày càng thoải mái hơn, phổ biến là lối sống thử hiện nay. Tuy nhiên lối sống này cũng gây nên không ít mặt tiêu cực, cụ thể là tình trạng tảo hôn, nạn nạo phá thai, hay những người mẹ đơn thân, những đứa trẻ sinh ra bị bỏ rơi hoặc không có cha… Vậy trong trường hợp con chung sinh ra khi không đăng ký kết hôn thì liệu có được cấp dưỡng khi bên nuôi dưỡng chăm sóc gặp khó khăn không đủ điều kiện hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

          Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu.

          Từ đó có thể thấy pháp luật chỉ đảm bảo thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng khi có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng mà không sống chung khi chưa đến độ tuổi thành niên hoặc đã thành niên nhưng mất khả năng lao động, không có tài sản tự nuôi sống mình lâm vào tình trạng khó khăn túng thiếu.

          Vấn đề đặt ra các cặp đôi nam nữ chung sống với nhau, khi chia tay mặc dù có con chung nhưng không đăng ký kết hôn, mặc dù có quan hệ máu mủ ruột thịt vẫn không được pháp luật công nhận và vảo vệ. Do vậy, khi một bên chủ thể lâm vào tình trạng khó khăn không đủ điều kiện nuôi dưỡng thì trường hợp nếu muốn yêu cầu bên còn lại thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng trước hết phải xác định quan hệ giữa cha mẹ và con để xác định quan hệ huyết thống.

          Thủ tục thực hiện xác định cha mẹ, con được thực hiện theo quy định của Luật Hộ tịch năm 2014, cụ thể tại Điều 25 như sau:

          Thẩm quyền xác định cha mẹ và con được xác định là thuộc thẩm quyền của UBND cấp nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con. Riêng các trường hợp sau đây, thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con là UBND cấp huyện nơi cư trú của người được nhận là cha, mẹ, con:

- Giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài

- Giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài

- Giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau

- Giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài

- Giữa người nước ngoài với nhau mà một hoặc cả hai bên thường trú tại Việt Nam.

Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt. Về chứng cứ chứng minh được thực hiện theo Thông tư số 04 năm 2020 bao gồm: Văn bản của cơ quan y tế, giám định… xác định quan hệ cha con, mẹ con. Nếu không có thì văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ con, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ này.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc. Nếu thuộc trường hợp có yếu tố nước ngoài, trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, công chức tư pháp sẽ xác minh, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con tại trụ sở UBND cấp huyện trong thời gian 07 ngày. Đồng thời gửi UBND cấp xã nơi thường trú của người được nhận cha, mẹ, con niêm yết trong 07 ngày. Sau thời gian này, nếu thấy đủ điều kiện thì Chủ tịch UBND cấp huyện sẽ giải quyết việc đăng ký nhận cha, mẹ, con.

Sau khi đã được công nhận quan hệ giữa cha mẹ và con, thì hiện tại giữa các bên chủ thể đã tồn tại quan hệ huyết thống, do vậy trong trường hợp con chung chưa thành niên hoặc đã thành niên mà gặp khó khăn túng thiếu không thể lao động và không có tài sản để tự nuôi sống thì hoàn toàn có quyền yêu cầu bên còn lại thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

Về mức cấp dưỡng do các bên tự thỏa thuận, phù hợp với khả năng thực tế và thu nhập thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng. Nếu không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết, và mức cấp dưỡng có thể thay đổi nếu có lý do chính đáng.

Phương thức cấp dưỡng có thể thực hiện theo định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Do vậy, trong trường hợp không đăng ký kết hôn tuy nhiên khi có con chung thì có thể hoàn toàn yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng trong trường hợp xác định được quan hệ huyết thống giữa cha mẹ và con.

Trên đây là bài viết tư vấn của công ty chúng tôi.

Mọi vướng mắc cần giải đáp hoặc để được sử dụng dịch vụ. Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

Luật sư CÔNG TY LUẬT TNHH SJKLAW

Hotline yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn: 0962420486

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: sjk.law@hotmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng ./.

 

 

 

 

 

Tags : cấp dưỡng, gia đình, hôn nhân, Luật hôn nhân và gia đình 2014, ly hôn, vợ chồng
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: