QUYỀN CỦA PHỤ NỮ VÀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA PHỤ NỮ TRONG QUAN HỆ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
QUYỀN CỦA PHỤ NỮ VÀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA PHỤ NỮ TRONG QUAN HỆ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
1. Quyền phụ nữ là gì?
Quyền phụ nữ là một khái niệm dùng để chỉ các quyền con người của phụ nữ. Phụ nữ là một nhóm xã hội đặc biệt, dễ bị tổn thương. Do đó, việc xác định, ghi nhận các quyền con người cho họ phải trên cơ sở tiêu chí bình đẳng là cần thiết. Đó cũng chính là cơ sở để bảo vệ quyền con người của phụ nữ. Bảo vệ con người bằng công cụ pháp luật cũng là một trong những phương thức rất quan trọng nhằm bảo đảm tối đa quyền của người phụ nữ.
2. Bảo vệ quyền của phụ nữ trong quan hệ hôn nhân và gia đình
- Bảo vệ quyền của phụ nữ trong quan hệ hôn nhân và gia đình là bảo vệ quyền kết hôn, quyền bình đẳng vợ chồng về nhân thân và tài sản, quyền đối với con và với các thành viên gia đình, quyền ly hôn...
Bảo vệ quyền phụ nữ trong quan hệ hôn nhân và gia đình được ghi nhận trong Hiến pháp, bộ luật dân sự, Luật hôn nhân và gia đình và nhiều luật khác nhưng chủ yếu được ghi nhận trong luật hôn nhân và gia đình.
a. Bảo vệ quyền của phụ nữ tỏng chế định kết hôn
Thứ nhất, về độ tuổi kết hôn
- Luật hôn nhân và gia đình quy định độ tuổi kết hôn tối thiểu đối với phụ nữ là đủ 18 tuổi và đối với nam là 20 tuổi. Điều này nhằm bảo vệ sức khỏe cho nam nữ, đặc biệt là cho phụ nữ khi làm mẹ
- Nếu tuổi kết hôn quá sớm thì đối với nữ, cơ thể chưa phát triển hoàn thiện, khi mang thai, sinh con thì ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và con.
Như vậy, quy định tuổi kết hôn tối thiểu đối với nữ là đủ 18 tuổi nhằm bảo vệ sức khỏe cho phụ nữ, bảo đảm phụ nữ có thể tự mình thực hiện được các quyền khi xác lập quan hệ hôn nhân, đảm bảo nữ được thể hiện sự tự nguyện của mình khi kết hôn. Đây là quy định định nhằm bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ khi xác lập quan hệ vợ chồng
Thứ hai, về sự tự nguyện khi kết hôn
- Ý chí tự nguyện của nam nữ là điều kiện cần thiết quyết định tính hợp pháp của hôn nhân. Song việc đánh giá sự tự nguyện không chỉ có căn cứ và sự tự nguyện của nam, nữ mà còn dựa trên cơ sở pháp lý và mục đích của việc kết hôn
- Quy định đã góp phần bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ, người phụ nữ được phép kết hôn theo ý chí của mình, có quyền lựa chọn hoặc từ chối việc kết hôn
Thứ ba, Về đảm bảo nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng
- Nguyên tắc này kiểm soát thông qua hành vi đăng ký kết hôn. Như vậy, cấm người đang có vợ, có chồng kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác là một quy định hướng tới bảo vệ quyền của phụ nữ.
- Theo Điều 11 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì khi kết hôn vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng thì việc kết hôn đó trái pháp luật.
- Bộ Luật hình sự năm 2015 quy định tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng tại điều 182
b. bảo vệ quyền của phụ nữ trong chế định quyền và nghĩa vụ của vợ chồng
Thứ nhất, trong quan hệ nhân thân của vợ chồng
- Về quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ chồng. Quyền nhân thân của người phụ nữ trong gia đình với tư cách là người vợ cũng có tất cả các quyền và nghĩa vụ như người chồng. Theo đó, quyền và nghĩa vụ được pháp luật quy định tương xứng nhau, quyền của người này được bảo đảm thực hiện bằng nghĩa vụ của người kia và ngược lại
- Về quyền được đại diện của người phụ nữ trong quan hệ vợ chồng: Pháp luật quy định vợ chồng có quyền đại diện cho nhau xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch hoặc có thể ủy quyền cho nhau thực hiện, xác lập và chấm dứt giao dịch.
+ Việc quy định vợ, chồng đại diện cho nhau trước pháp luật với tư cách là người giám hộ hoặc khi xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch dân sự
Thứ hai, trong quan hệ tài sản của vợ chồng
- Luật HNVGD quy định vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận. Đây là điểm mới của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 so với các luật trước đó.
-------------------------------------------------
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:
Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Website:https://sjklaw.vn/
Email: sjk.law@hotmail.com
Hotline: 0962420486