Nội dung quyền tác giả
  • 05/122022
  • Trợ lý lý Luật sư Cao Vân

Nội dung quyền tác giả

Quyền tác giả và nội dung quyền tác giả là hai thuật ngữ hoàn toàn khác nhau. Nếu quyền tác giả là khái niệm rộng xác định tất cả các vấn đề liên quan đến tác phẩm thì nội dung quyền của tác giả là khái niệm hẹp chỉ nhằm xác định các quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả, của chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm. Họ được hưởng các lợi ích trên với phạm vị và mức độ như thế nào là phụ thuộc vào vai trò, vị trí của họ (tư cách chủ thể đối với tác phẩm).

Nội dung quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm và được xác định như sau:

1. Quyền nhân thân đối với tác phẩm

Quyền nhân thân đối với tác phẩm là các quyền mang yếu tố tinh thần của chủ thể đối với tác phẩm. Như tên gọi của nó, quyền nhân thân về bản chất là các quyền luôn gắn liền với chủ thể nhất định mà không thể chuyển dịch được. Tuy nhiên, trong đó có những quyền tuy được xác định là quyền nhân thân nhưng nó vốn dĩ lại là cơ sở để chủ thể có các quyền đó thực hiện các quyền khác về tài sản. Và vì thế, muốn thực hiện các quyền về tài sản, người có quyền nhân thân này phải chuyển giao quyền đó cho chủ thể khác. Quyền nhân thân đối với tác phẩm được phân chia thành hai loại: Quyền nhân thân không thể chuyển dịch và quyền nhân thân có thể chuyển dịch. Theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ, quyển nhân thân của chủ thể đối với tác phẩm bao gồm:

a) Quyền đặt tên cho tác phẩm

Thông qua tên gọi của tác phẩm, phần nào tác giả thể hiện ở mức khái quát hóa về chủ đề của tác phẩm và mong muốn có được sự đón nhận của đông đảo công chúng. Việc đặt tên cho tác phẩm không những nhằm cá biệt hóa tác phẩm mà còn thể hiện dấu ấn cá nhân, cá tính sáng tạo của tác giả. Tên tác phẩm còn là cơ sở để người đón nhận tác phẩm có thể hình dung sơ bộ nội dung tư tưởng của tác phẩm ngay từ khi vừa biết đến tên của tác phẩm. Chính vì vậy, quyển đặt tên cho tác phẩm là quyền luôn gắn liền với tác giả và không thể chuyển dịch sang người khác được.

b) Quyền đứng tên tác giả đối với tác phẩm

Quyền đứng tên tác giả được quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật sở hữu trí tuệ như sau: “Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng". Theo quyền này, tác giả được tùy ý lựa chọn đúng tên như thế nào đối với tác phẩm, tác giả có thể đứng tên thật của mình với đầy đủ họ, tên, học hàm học vị, chức vụ, cũng có thể chỉ đứng tên. Trong trường hợp vì một lý do nào đó tác giả không muốn đứng tên thật của mình trên tác phẩm thì tác giả có quyền chỉ để bút đanh, bí danh, thậm chí tác giả có quyền không đứng tên đối với tác phẩm. Dù không nêu tên của mình hoặc chỉ đứng bút danh, bí danh trong tác phẩm thì quyền lợi của tác giả đối với tác phẩm vẫn được bảo vệ, miễn là sau khi tác phẩm được công bố, phổ biến, sử dụng tác giả chứng minh được tác phẩm đó là do mình sáng tạo ra và có quyền yêu cầu người sử dụng tác phẩm phải thực hiện các nghĩa vụ đối với các quyền của mình. Đây chính là quyền được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng. Quyền đứng tên tác giả đối với tác phẩm là quyền thân thân luôn gắn liền với tác giả và không thể chuyển dịch,

c) Quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kì hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả

Tác phẩm là kết quả lao động sáng tạo của tác giả và luôn là một chỉnh thể thể hiện chủ đề tư tưởng sáng tạo của tác giả. Bất cứ hành vi hủy hoại nào đối với tác phẩm cũng đều xâm hại đến kết quả sáng tạo của tác giả cũng như bất cứ hành vi cắt xén, sửa đổi nào đối với nội dung của tác phẩm cũng đều làm thay đổi ít nhiều về ý tưởng sáng tạo của tác giả. Vì thế, chỉ có tác giả mới có quyền sửa đổi, bổ sung nội dung tác phẩm của mình. Cũng chỉ có tác giả mới có quyền cho phép người khác sửa đổi, bổ sung nội dung của tác phẩm.

Quyền bảo vệ sự trọn vẹn tác phẩm, quyền không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kì hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả là quyền nhân thân luôn gắn liền với tác giả. Vì vậy, bất cứ người nào sửa đổi tác phẩm mà không có sự đồng ý của tác giả làm cho chủ đề tư tưởng, giá trị nghệ thuật, văn hóa, khoa học của tác phẩm bị thay đổi so với ý đồ của tác giả đều bị coi là có hành vi xâm phạm quyền tác giả và do đó tác giả có quyền yêu cầu người đó phải chấm dứt hành vi đó, xin lỗi, hoàn lại sự toàn vẹn của tác phẩm và phải bồi thường thiệt hại nếu hành vi đó đã gây ra thiệt hại cho tác giả.

Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm được quy định tại khoản 4 Điều 19 Luật sở hữu trí tuệ là quyền không cho người khác sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc tác phẩm.

d) Quyền công bố hoặc cho người khác công bố tác phẩm

Công bố tác phẩm là việc phát hành tác phẩm đến công chúng với số lượng bản sao đủ để đáp ứng nhu cầu của công chúng tuỳ thuộc vào bản chất của tác phẩm. Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành về sở hữu trí tuệ của nước ta thì thuật ngữ công bố tác phẩm được hiểu ở điện tương đối hẹp, chỉ bao gồm việc xuất bản các tác phẩm viết, nhân bản và phát hành các các tác phẩm khác mà vật mang tên của tác phẩm là băng ghi âm, ghi hình, địa ghi đi, ghi hình và các phương tiện kĩ thuật tương tự khác.

Pháp luật nước ta xác định quyền công bố hoặc cho người khác công bố tác phẩm là quyền lợi tinh thần vì mọi hành vi công bố tác phẩm đều không được làm ảnh hưởng đến danh dự, tiếng tâm của tác giả. Quyền này là cơ sở pháp lý để tác giả bảo vệ danh dự của mình khi người khác xâm hại do công bố tác phẩm của mình

2. Các quyền tài sản đối với tác phẩm

Nếu quyền nhân thân đem đến cho tác giả các lợi ích tinh thần thì quyền tài sản đem đến cho tác giả các lợi ích vật chất, Các quyền tài sản đối với tác phẩm là các lợi ích vật chất có được từ tác phẩm mà tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có quyền được hưởng, bao gồm: Hưởng nhuận bút, hưởng thù lao khi tác phẩm được sử dụng, hưởng lợi ích vật chất từ việc cho người khác sử dụng tác phẩm, nhận giải thưởng khi tác phẩm trúng giải.

Luật sở hữu trí tuệ quy định quyển tài sản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả bao gồm các quyền sau đây:

a) Làm tác phẩm phái sinh

Quyền này được hiểu tác giả, chủ sở hữu tác phẩm được phép từ tác phẩm của mình tạo ra tác phẩm phái sinh khác hoặc có quyển cho hay không cho phép người khác sử dụng tác phẩm của mình để tạo ra tác phẩm phái sinh như dịch thuật, cải biên, chuyển thể.

b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng

Biểu diễn tác phẩm được hiểu là việc trình bày tác phẩm theo hình thức, phương tiện nhất định để chuyển tải tác phẩm cho công chúng có thể tiếp cận được. Như vậy, quyền này thường được xác định đối với các tác phẩm mang tính nghệ thuật như một vở diễn, bài hát, bài thơ... Việc biểu diễn tác phẩm có thể được thực hiện một cách trực tiếp như thông qua diễn viên để biểu diễn vở diễn trên sân khấu, thông qua giọng hát của ca sĩ để biểu diễn bài hát, thông qua giọng ngâm của nghệ sĩ ngâm thơ để biểu diễn bài thơ trước công chúng để công chúng trực tiếp tiếp cận tác phẩm nhưng cũng có thể được thực hiện thông qua các chương trình ghi âm, ghi hình hoặc bất kì phương tiện kĩ thuật nào mà qua đó công chúng có thể tiếp cận được tác phẩm.

Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng là độc quyền thuộc về chủ sở hữu quyền tác giả, vì thế, chủ sở hữu quyền tác giả có thể tự mình biểu diễn tác phẩm, có thể cho phép người khác thực hiện biểu diễn tác phẩm. Tuy nhiên, người khác có quyền biểu diễn tác phẩm mà không cần sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả nếu tác phẩm đã được công bố nhưng phải nêu tên tác giả và phải trả thù lao cho tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm nếu việc biểu diễn mang mục đích thương mại.

c) Sao chép tác phẩm

Sao chép tác phẩm là việc tạo ra bản sao tác phẩm bằng bất kì phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc lưu trữ thường xuyên hoặc tạm thời tác phẩm dưới hình thức điện tử.

Nếu tác phẩm chưa được công bố thì sao chép tác phẩm là độc quyền thuộc về chủ sở hữu quyền tác giả. Vì vậy, trong những trường hợp này chỉ có chủ sở hữu quyền tác giả hoặc người đã được chủ sở hữu quyền tác giả cho phép mới được giao chép tác phẩm. Nếu tác phẩm đã được công bố thì người khác có quyền sao chép tác phẩm mà không phải xin phép và không phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho tác giả hoặc cho chủ sở hữu quyền tác giả trong hai trường hợp sau: Tự sao chép một bản để nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân không nhằm mục đích thương mại, sao chép một bản tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu. Thư viện không được sao chép và phân phối bản sao tác phẩm tới công chúng dưới bất cứ hình thức nào kể cả có hay không mang mục đích thương mại.

d) Phân phối bản gốc hoặc bản sao tác phẩm

Phân phối tác phẩm là việc bán, cho thuê, cho mượn, chuyển nhượng bản gốc hoặc bản sao tác phẩm bằng bất kì hình thức, phương tiện kĩ thuật nào mà qua đó công chúng có thể tiếp cận được tác phẩm. Xét về mặt kinh tế thì đây là một quyền tài sản quan trọng vì chỉ khi quyền này được thực hiện trong thực tế thì chủ sở hữu quyền tác giả mới đạt được mục đích kinh tế đối với tác phẩm của mình. Vì vậy, quyền phân phối bản gốc hoặc bản sao tác phẩm luôn là độc quyền thuộc về chủ sở hữu quyền tác giả trong suốt thời hạn tác phẩm được bảo hộ mà không phân biệt tác phẩm đã được công bố hay chưa.

e) Nhập khẩu bản sao tác phẩm

Mặc dù quyền này được Luật sở hữu trí tuệ xác định là một trong các quyền tài sản trong nội dung quyền tác giả nhưng đây cũng là quyền của mọi chủ thể nói chung mà không phải là quyền của riêng tác giả hay của riêng chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm của họ. Vì vậy, mọi cá nhân, tổ chức đều có quyền nhập khẩu bản sao tác phẩm để sử dụng riêng theo nhu cầu của mình. 

f) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng

Truyền đạt tác phẩm đến công chúng là việc chuyển tải tác phẩm hoặc bản sao tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bằng bất kì phương tiện nào khác mà công chúng có thể tiếp cận được tác phẩm đó. Quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng là độc quyền của chủ sở hữu quyền tác giả, vì vậy việc thực hiện quyền này có thể do chính chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc chủ sở hữu quyền tác giả cho phép người khác thực hiện để đưa tác phẩm hoặc bản sao tác phẩm đến với công chúng thông qua phương tiện kĩ thuật nhất định.

g) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính

Đối với tác phẩm điện ảnh và chương trình máy tính, để khai thác tính năng kinh tế đối với tác phẩm của mình, chủ sở hữu quyền tác giả của các tác phẩm này còn có quyền cho người khác thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm trong thời hạn nhất định theo thoả thuận giữa các bên. Theo đó, bên thuê sử dụng tác phẩm phải trả tiền thuê cho chủ sở hữu tác phẩm theo thoả thuận. Quyền cho người khác thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm là độc quyền thuộc về chủ sở hữu quyền tác giả. Tuy nhiên, nếu tác phẩm là chương trình máy tính độc lập, nghĩa là chương trình máy tính để là đối tượng chủ yếu để cho thuê thì chủ sở hữu quyền tác giả mới có quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm, ngược lại, nếu chương trình máy tính gắn với việc vận hành bình thường của các phương tiện giao thông cũng như của các máy móc, thiết bị kĩ thuật khác thì chủ sở hữu quyền tác giả sẽ không có quyền cho thuê nói trên.

Luật sở hữu trí tuệ không quy định cụ thể về các khoản tiền nhuận bút, thù lao, lợi ích vật chất như các văn bản pháp luật trước đây mà chỉ xác định các quyền tài sản khi chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện các quyền của mình thì họ sẽ được hưởng các lợi ích vật chất tương ứng kèm theo. Tuy nhiên, trong trường hợp tác giả không phải là chủ sở hữu quyền tác giả thì họ phải được hưởng nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác khi tác phẩm mà họ là tác giả được sử dụng. Vì vậy, ngoài các quyền nói trên, nội dung quyền tác giả còn bao hàm quyền hưởng nhuận bút, hưởng thù lao, hưởng lợi ích vật chất khi tác phẩm được người khác sử dụng.

h) Quyền hưởng nhuận bất

Theo Nghị định số 22/2018/NĐ-CP thì Nhuận bút là khoản tiền do bên sử dụng tác phẩm trả cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả trong trường hợp chủ sở hữu quyền tác giả không đồng thời là tác giả.

Nhuận bút trả cho tác giả của loại hình tác phẩm nào thì tác giả được hưởng % mức nhuận bút của loại hình tương ứng đó.

i) Quyền được hưởng thù lao khi tác phẩm được sử dụng

Khoản tiền mà tác giả được hưởng khi tác phẩm được sử dụng chỉ được gọi là thù lao nếu tác phẩm đó là tác phẩm tạo hình (mĩ thuật), mĩ thuật ứng dụng và nhiếp ảnh và được sử dụng để trưng bày, triển lãm. Thù lao được hiểu là việc tác giả được hưởng khoản tiền khi tác phẩm của mình là đơn chiếc, có đặc thù riêng như tranh ảnh, công trình mĩ thuật, tượng đài, điêu khắc, tạo hình... được người khác sử dụng dưới hình thức trưng bày, triển lãm hoặc khi các tác phẩm nói chung được người khác sử dụng ngoài hợp đồng sử dụng tác phẩm.

k) Quyền được hưởng lợi ích vật chất từ việc cho người khác sử dụng tác phẩm dưới các hình thức: xuất bản, tải bản, trung bày, triển lãm, biểu diễn, phát thanh, truyền hình, ghi âm, ghi hình, chụp ảnh, dịch, phòng tác, cải biên, chuyển thể, thuê

Chủ sở hữu quyền tác giả không đồng thời là tác giả có quyền hưởng lợi ích vật chất từ việc cho người khác sử dụng tác phẩm dưới các hình thức xuất bản, tái bản, trưng bày, tái bản, phát thanh... Tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả cho người khắc xuất bản, tái bản tác phẩm, dịch, phóng tác, cải biên, chuyên thể, biểu diễn, phát thanh, truyền hình thì tác giả cũng có các quyền về tài sản tương tự như quyền của chủ sở hữu quyền tác giả.

l) Quyền nhận giải thưởng đối với tác phẩm mà mình là tác giả, trừ trường hợp tác phẩm không được Nhà nước bảo hộ

Tùy theo thể lệ của từng loại giải thưởng mà có thể có các cách bình chọn giải thưởng khác nhau nhưng giải thưởng bao giờ cũng là sự thừa nhận về chất lượng, tính sáng tạo của người tạo ra tác phẩm. Vì vậy, quyền được nhận giải thưởng luôn thuộc về tác giả.

3. Phạm vi hưởng quyền của các chủ thể

Tất cả các quyền nhân thân và quyền tài sản nói trên thuộc về nội dung của quyền tác giả, tuy nhiên, tuỳ theo mối liên quan của mình đối với tác phẩm mà mỗi chủ thể sẽ được hưởng phạm vì quyền khác nhau. Chúng ta có thể xác định phạm vi quyền theo từng loại chủ thể sau đây:

a) Quyền của tác giả đối với tác phẩm được tạo ra không phải trên cơ sở thực hiện nhiệm vụ hoặc hợp đồng giao việc

Đối với các tác phẩm mà tác giả sáng tạo không theo theo nhiệm vụ được giao và không theo hợp đồng giao việc thì tác giả là chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm đó. Nói cách khác, trong trường hợp này người tạo ra tác phẩm vừa là tác giả của tác phẩm, vừa là chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm nên họ được hưởng tất cả các quyền nhân thân cũng như các quyền tài sản đối với tác phẩm.

b) Quyền của tác giả đối với tác phẩm được tạo ra trên cơ sở thực hiện nhiệm vụ hoặc hợp đồng giao việc

Trong trường hợp này, người sáng tạo ra tác phẩm là tác giả của tác phẩm đó nhưng chủ sở hữu quyền tác giả lại chính là cơ quan, tổ chức giao nhiệm vụ hoặc bên giao việc trong hợp đồng được kí kết giữa họ với tác giả. Vì vậy, tác giả chỉ được hưởng các quyền nhân thân thuộc quyền tác giả, các quyền tài sản thuộc quyền tác giả thuộc về các tổ chức, cá nhân được xác định là chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm.

c) Quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh

Tác phẩm điện ảnh được tạo ra trên cơ sở lao động sáng tạo của nhiều chủ thể thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như đạo diễn phim, biên kịch phim, quay phim, dựng phim, nhạc nền, thiết kế mĩ thuật, thiết kế âm thanh, thiết kế ánh sáng mĩ thuật trưởng quay, thiết kế đạo cụ, kĩ xảo... Đối với tác phẩm điện ảnh, những người kể trên không được coi là đồng tác giả nhưng mỗi người trong số họ lại là tác giả đối với phần và lĩnh vực do họ sáng tạo để hoàn thành nên tác phẩm điện ảnh đó. Vì vậy, đối với kết quả sáng tạo của mình, họ có các quyền nhân thân (trừ quyển công bố hoặc cho người khác công bố tác phẩm) và các quyền khác theo thoả thuận giữa họ với chủ sở hữu quyền tác giả như tiền nhuận bút, tiền thù lao, lợi ích vật chất khác.

Các tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất kĩ thuật để sản xuất tác phẩm điện ảnh (thường được gọi là nhà làm phim) là chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh đó nên họ có quyền công bố hoặc cho người khác công bố tác phẩm cùng tất cả các quyền tài sản đối với tác phẩm điện ảnh mà họ là chủ sở hữu quyền tác giả.

d) Quyền tác giả đối với tác phẩm sân khấu

Cũng giống như tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu được tạo ra trên cơ sở lao động sáng tạo của nhiều chủ thể trong nhiều lĩnh vực khác nhau như đạo diễn, biên kịch, biên đạo múa, sáng tác âm nhạc, thiết kế mĩ thuật, thiết kế âm thanh, thiết kế ánh sáng mĩ thuật sân khấu, thiết kế đạo cụ, kĩ xảo... Đối với tác phẩm sân khấu, mỗi người nói trên là tác giả đối với phần và lĩnh vực do mình sáng tạo và có các quyền nhân thân đối với phần đó (trừ quyền công bố hoặc cho người khác công bố tác phẩm) và các quyền khác (tiền nhuận bút, thù lao, lợi ích vật chất khác) theo thoả thuận giữa họ với chủ sở hữu quyền tác giả,

Các tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất kĩ thuật để sản xuất tác phẩm sân khấu là chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm sân khấu đỏ nên họ có quyền công bố hoặc cho người khác công bố tác phẩm cùng tất cả các quyền tài sản đối với tác phẩm sân khấu mà họ là chủ sở hữu quyền tác giả.

4. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả

Pháp luật Việt Nam luôn thừa nhận và bảo vệ các quyền của các chủ thể đối với sản phẩm trí tuệ do họ sáng tạo ra. Các sản phẩm trí tuệ khi được sử dụng, ngoài việc mang lại những lợi ích nhất định cho người tạo ra nó còn nhằm thoả mãn các nhu cầu chung của xã hội, của nhân loại. Pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam quy định về thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm là nhằm bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả là khoảng thời gian do pháp luật quy định, trong đó các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người thừa kế quyền tác giả được Nhà nước bảo hộ.

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả được quy định tại Điều 27 của Luật sở hữu trí tuệ. Theo quy định tại điều luật trên, có thể xác định về thời hạn bảo hộ quyền tác giả như sau:

a) Bảo hộ vô thời hạn

Các quyền được pháp luật bảo hộ vô thời hạn là các quyền nhân thân gắn liền với tác giả không thể chuyển dịch, bao gồm: Quyền đặt tên cho tác phẩm, quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng, quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

b, Bảo hộ có thời hạn

Các quyền đối với tác phẩm được pháp luật bảo hộ có thời hạn bao gồm quyên nhân thân có thể chuyển dịch (quyền công bố hoặc cho người khác công bố tác phẩm) và các quyền tải sản. Theo quy định tại Điều 27 Luật sở hữu trí tuệ có hai cách tính thời hạn bảo hộ quyền tác giả:

- Đối với tác phẩm điện ảnh, sân khấu, mĩ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh: là những tác phẩm có thời hạn bảo hộ không tính theo nguyên tắc đời người. Thời hạn bảo hộ đối với các tác phẩm này có một số sửa đổi so với quy định của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. Hiện nay, Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO cũng như tham gia kí kết một số điều ước quốc tế song phương và đa phương liên quan đến quyền tác giả. Vì vậy, các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề này phải phù hợp và tương thích với các cam kết quốc tế, bao gồm: Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPs), Công trớc về bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật (Công trớc Berne) và Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Ki (BTA). Quy định của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 về thời hạn bảo hộ quyền tác giả chưa phù hợp với nội dung của một số điều tốc quốc tế kể trên. Ví dụ: Theo cam kết tại Điều 4 Chương II của Hiệp định BTA trong trường hợp thời hạn bảo hộ một tác phẩm không tinh căn cứ theo đời người thì thời hạn đó không được ít hơn 75 năm kể từ khi kết thúc năm lịch và tác phẩm được công bố hợp pháp lần đầu tiên hoặc nếu tác phẩm không được công bố hợp pháp trong vòng 25 năm kể từ khi tác phẩm được tạo ra thì thời hạn đó không ít hơn 100 năm kể từ khi kết thúc năm lịch là tác phẩm được tạo ra". Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định trường hợp này thời hạn bảo hộ chỉ là 50 năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên hoặc được định hình. Đối chiếu với quy định về thời hạn bảo hộ quyền tác giả trong Hiệp định BTA, thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm không tính theo nguyên tắc đời người trong Hiệp định dài hơn so với thời hạn bảo hộ quyền tác phẩm đó. Việt Nam đã kí kết Hiệp ước BTA nên theo nguyên tắc đối xử quốc gia, các quốc gia thành viên phải đương nhiên dành cho nhau những quyền như đối với công dân nước minh.

Mặt khác, hiện nay trên thế giới, nhiều quốc gia có xu thể nâng cao thời hạn bảo hộ đối với loại hình tác phẩm không tỉnh theo nguyên tắc đời người để tạo ra sự cân bằng với loại hình tác phẩm tính theo nguyên tắc đời người do tuổi thọ trung bình ngày một nâng lên.

Vì vậy, để bảo đảm lợi ích quốc gia cũng như bảo đảm sự tương thích với pháp luật quốc tế, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 đã sửa đổi điểm a khoản 2 Điều 27 Luật sở hữu trí tuệ như sau:

+ Đối với tác phẩm điện ảnh, sân khấu, mĩ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh thì thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên.

• Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mĩ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khỉ tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình. Việc xác định thời hạn bảo hộ đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mĩ thuật ứng dụng trong trường hợp này được hiểu là nếu tác phẩm đó đã được công bố trong vòng 25 năm kể từ khi tác phẩm được định hình trên một hình thái vật chất thì thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm; nếu càng công bố muộn thì thời hạn bảo hộ sẽ ít đi. Ví dụ: Tác phẩm đã được định hình nhưng đến năm thứ 40 tác giả mới công bố thì thời hạn bảo hộ chỉ còn sáu mươi năm kể từ khi công bố.

• Trong thời hạn năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu được định hình, nếu tác phẩm chưa được công bố thì thời hạn bảo hộ được tính từ khi tác phẩm đó được định hình. Việc xác định thời hạn bảo hộ đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu trong trường hợp này được hiểu là nếu tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu đã được định hình theo hình thái vật chất nhất định nhưng chưa được công bố thì thời điểm bắt đầu để xác định thời hạn bảo hộ (năm mươi năm) là thời điểm tác phẩm đó được định hình. Nếu hết năm mươi năm đó tác phẩm mới được công bố thì sẽ không được bảo hộ nữa.

Tác phẩm khuyết danh là tác phẩm mà tác giả không đứng tên trên tác phẩm đó hoặc hoặc chỉ đề kí hiệu trên tác phẩm nhưng kỉ niệu đó không đủ cơ sở để xác định chính xác về tác giả của tác phẩm. Trong thời hạn trên, người được hưởng quyền đối với tác phẩm khuyết danh là Nhà nước, trong trường hợp tác phẩm khuyết danh do các tổ chức, cá nhân đang quản lí thì tổ chức, cá nhân đó được hưởng quyền đối với tác phẩm. Khi các thông tin về tác giả xuất hiện trong thời hạn năm mươi năm kể tử khi tác phẩm khuyết danh được công bố lần đầu tiên đủ để xác định danh tính của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm khuyết danh thì các quyền đối với tác phẩm đó thuộc về họ và sẽ được bảo hộ kể từ ngày đanh tính của họ được xác định cho đến năm mươi năm sau khi họ chết (nếu tác phẩm khuyết đanh để không thuộc tác phẩm điện ảnh, sân khấu, mĩ thuật ứng dụng).

+ Đối với tác phẩm di cảo thì thời hạn bảo hộ là năm mươi năm kể từ khi tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên. Theo Từ điển tiếng Việt thì “di Cảo” được hiểu là bản thảo tác phẩm của người chết để lại. Theo đó, có thể hiểu tác phẩm đi cảo là tác phẩm chỉ được phát hiện sau khi tác giả của tác phẩm đã chết. Vì vậy, khi tác giả còn sống. dù tác phẩm đã được định hình theo hình thái vật chất nhất định nhưng chưa ai biết về tác phẩm đó nên thời hạn bảo hộ đối với tác phẩm này không được xác định theo thời điểm tác phẩm được định hình.

+ Đối với tác phẩm thuộc các loại hình khác thì thời hạn bảo hồ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết. Trong đó, đối với tác phẩm do một tác giả sáng tạo thì thời điểm bắt đầu để tỉnh năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết là thời điểm tác giả đó chết hoặc được coi là đã chết. Đổi với tác phẩm do các đồng tác giả củng sáng tạo thì thời điểm bắt đầu để tính năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết là thời điểm tác giả cuối cùng chết hoặc được coi là đã chết.

Việc pháp luật quy định về bảo hộ quyền tác giả năm mươi năm sau khi tác giả chết nhằm xác định quyền để lại thừa kế của tác giả đối với tác phẩm cho những người thừa kế của họ. Vì vậy, khi tác giả chết quyền tác giả cũng là loại di sản thừa kế và được chuyển dịch theo quy định của pháp luật thừa kế.


Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ tới chúng tôi theo phương thức sau:

Tư vấn trực tiếp: Văn phòng giao dịch Công ty Luật trách nhiệm hữu hạn SJKLaw, địa chỉ tại : Số 3 ngõ 115 Nguyễn Khang, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Dịch vụ luật sư tư vấn qua số điện thoại tổng đài: 0962420468- 0933192699

Tư vấn qua email: nội dung yêu cầu tư vấn đến địa chỉ email: sjk.law@hotmail.com

Tags : quyền tác giả
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: