CÓ THỂ SỬ DỤNG NHÃN HIỆU CỦA ĐỐI THỦ TRONG QUẢNG CÁO CỦA MÌNH KHÔNG?
  • 02/102024
  • Trợ lý Luật sư Cao Vân

CÓ THỂ SỬ DỤNG NHÃN HIỆU CỦA ĐỐI THỦ TRONG QUẢNG CÁO CỦA MÌNH KHÔNG?

CÓ THỂ SỬ DỤNG NHÃN HIỆU CỦA ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TRONG QUẢNG CÁO CỦA MÌNH HAY KHÔNG ?

Nội dung tư vấn

Sử dụng nhãn hiệu của đối thủ cạnh tranh trong quá trình quảng cáo thường là một hành động mạo hiểm. Luật pháp ở các quốc gia là khác nhau và nếu bạn cho rằng cần phải sử dụng nhãn hiệu của đối thủ cạnh tranh trong quảng cáo của mình, trước tiên bạn nên tham vấn ý kiến luật sư và ghi nhớ những điều sau:

- Hãy thận trọng nếu bạn định đề cập trong quảng cáo rằng sản phẩm của bạn tốt hơn sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Làm như vậy có thể là bất hợp pháp ở một số quốc gia. Điểm b, Khoản 5, Điều 45 Luật Cạnh tranh quy định việc so sánh hàng hóa, dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung được xem là một hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm. Hãy tham vấn ý kiến luật sư về luật pháp và quy định về quảng cáo so sánh ở quốc gia đó.

- Nếu bạn sử dụng một nhãn hiệu của đối thủ cạnh tranh trong quảng cáo của mình, hãy sử dụng một cách công bằng và đúng đắn vì ý nghĩa chính của quảng cáo là thông báo cho người tiêu dùng và không làm mất uy tín hay tấn công một cách không lành mạnh đối thủ cạnh tranh.

 - Tránh sử dụng nhãn hiệu của đối thủ cạnh tranh theo cách có thể gợi ý rằng đối thủ cạnh tranh xác nhận hay tài trợ cho sản phẩm của bạn. Ngoài ra, đừng lợi dụng danh tiếng nhãn hiệu của đối thủ cạnh tranh một cách không công bằng để quảng bá cho doanh nghiệp của bạn.

- Trong quảng cáo so sánh, hãy cẩn thận để không làm thay đổi nhãn hiệu của đối thủ cạnh tranh, đặc biệt nếu nhãn hiệu là logo, và sử dụng biểu tượng nhãn hiệu phù hợp. Một biến thể của nhãn hiệu của đối thủ cạnh tranh có thể “làm mờ” khả năng phân biệt của nhãn hiệu và do đó việc thay đổi có thể bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu.

 - Nhãn hiệu của đối thủ cạnh tranh có thể chứa một hoặc nhiều yếu tố đồ họa, chẳng hạn như logo, nhãn mác, thiết kế hoặc hình ba chiều. Tất cả các yếu tố đó cũng có thể được bảo vệ bởi luật bản quyền, vì vậy hãy xin phép chủ sở hữu bản quyền trước khi sử dụng các yếu tố đồ họa trong quảng cáo của bạn.

Tài liệu tham khảo

1. Luật sở hữu trí tuệ

2. Luật cạnh tranh

3. https://ipvietnam.gov.vn/web/guest/home

-------------------------------------------------

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

𝐂Ô𝐍𝐆 𝐓𝐘 𝐋𝐔Ậ𝐓 𝐓𝐍𝐇𝐇 𝐒𝐉𝐊𝐋𝐀𝐖

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website: https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

 

Tags : Doanh nghiệp, Sjklaw, Tư vấn
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: