NỘI DUNG CỦA QUYỀN LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN TÁC GIẢ
Nội dung quyền liên quan là tổng hợp các quyền nhân thân và quyền tài sản mà pháp luật đã xác định mà chủ thể quyền liên quan được hưởng đối với kết quả lao động sáng tạo của họ.
1. Quyền và nghĩa vụ của người biểu diễn
Loại hình của các tác phẩm văn học, nghệ thuật nói chung hết sức đa dạng và phong phú. Trong đó, có những loại hình tác phẩm đến với công chúng một cách trực tiếp như các tác phẩm văn học, hội họa hay điêu khắc. Mỗi người đều có thể trực tiếp đọc một cuốn truyện, một bài thơ và cảm nhận cái hay của nó hay trực tiếp thưởng thức một bức tranh, một pho tượng và cảm nhận vẻ đẹp của nó. Mặt khác, có nhiều loại hình tác phẩm chỉ có thể đến được với công chúng khi có người chuyển tải tác phẩm để thông qua loại hình nghệ thuật nhất định. Người biểu diễn là người chuyển tải tác phẩm đến đông đảo công chúng thông qua các loại hình nghệ thuật khác nhau. Việc sử dụng tác phẩm thông qua hình thức biểu diễn luôn đòi hỏi sự sáng tạo của người biểu diễn, cái hay, cái đẹp của các tác phẩm thuộc các loại hình nghệ thuật phải thông qua biểu diễn và tác phẩm để được công chúng cảm nhận ở mức nào phần nhiều phụ thuộc vào tài năng và sự sáng tạo trong quá trình chuyển tải của người biểu diễn. Vì vậy, tuỳ theo từng phương diện nhất định, hình thức nghệ thuật mà họ thực hiện để biểu diễn tác phẩm cũng mang dấu ấn cá nhân theo phong cách sáng tạo nên họ có quyền được hưởng các quyền lợi theo đó. Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ thì quyền của người biểu diễn bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.
a) Quyền nhân thân bao gồm:
- Được giới thiệu tên khi biểu diễn, khi phát hành bản chỉ âm, ghi hình, phát sóng cuộc biểu diễn.
Danh tiếng của một diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và các nghệ sĩ khác chỉ được công chúng biết đến khi tên của họ được giới thiệu thông qua các cuộc biểu diễn. Nhằm để cả biệt hoá hình tượng biểu diễn, người biểu diễn phải được nêu tên mình trong mọi cuộc biểu diễn.
- Bảo vệ sự toàn vẹn hình tượng biểu diễn, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc dưới bất cứ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn.
Hình tượng biểu diễn là khái niệm trừu tượng và có nội hàm khá rộng được tạo nên bởi nhiều yếu tố khác nhau như phong cách biểu diễn, âm giọng, thái độ, cử chi... Sự sáng tạo riêng phong cách biểu diễn của mỗi người tạo nên hình tượng biểu diễn và gắn liền với tên tuổi của họ. Vì vậy, người biểu diễn cần được bảo hộ về hình tượng biểu diễn để tránh việc người khác lợi dụng hoặc xuyên tạc. Mặt khác, danh dự, uy tín, của người biểu diễn được thưởng được thể hiện trong toàn bộ cuộc biểu diễn với hàng loạt các động thái khác nhau theo trình tự nhất định. Nếu bản định hình hoặc chương trình phát sóng cuộc biểu diễn cắt xén hoặc thay đổi trình tự của các động thái đó sẽ gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của người biểu diễn.
b) Quyền tài sản bao gồm:
- Định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của mình trên bản ghi âm, ghi hình.
Quyền này được hiểu là quyền được ghi âm, ghi hình trực tiếp các cuộc biểu diễn. Với tư cách là quyền tài sản nên quyển này luôn thuộc về chủ sở hữu quyền liên quan cuộc biểu diễn. Theo đó, chủ sở hữu quyền liên quan có thể tự mình thực hiện việc ghi âm, ghi hình, có thể thông qua người khác thực hiện công việc này theo mục đích và lợi ích của mình hoặc có quyền cho hay không cho phép người khác ghi âm, ghi hình trực tiếp cuộc biểu diễn đó.
- Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn của mình trên bản ghi âm, ghi hình.
Sao chép cuộc biểu diễn là việc tạo ra các bản sao ghi âm, ghi hình cuộc biểu diễn. Trong đó, được coi là sao chép trực tiếp nếu bản sao ghi âm, ghi hình được tạo ra từ bản định hình lần đầu tiên về âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn (còn gọi là băng gốc, đĩa gốc), được coi là sao chép gián tiếp nếu bản sao ghi âm, ghi hình không được tạo ra từ chính bản ghi âm, ghi hình gốc.
- Phát sóng hoặc truyền theo cách khác đến công chúng cuộc biểu diễn của mình chưa được định hình mà công chúng có thể tiếp cận được, trừ trường hợp cuộc biểu diễn đó nhằm mục đích phát sóng.
Phát sóng là việc truyền âm thanh hoặc hình ảnh hoặc cả âm thanh và hình ảnh của tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đến công chúng bằng phương tiện vô tuyến hoặc hữu tuyến, bao gồm cả truyền qua vệ tinh để công chúng có thể tiếp nhận được.
Truyền theo cách khác đến công chúng cuộc biểu diễn chưa được định hình là quyền của chủ sở hữu cuộc biểu diễn độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc phổ biến cuộc biểu diễn chưa được định hình đến công chúng bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào ngoài phát sóng (Khoản 3 Điều 29 Nghị định 22/2018/NĐ-CP)
Luật sở hữu trí tuệ đã xác định quyền phát sóng là quyền tải sản luôn thuộc về chủ sở hữu quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn. Trừ trường hợp cuộc biểu diễn được thực hiện với mục đích để phát sóng
- Phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao cuộc biểu diễn của mình thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kì phương tiện kĩ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.
Khi xác định người biểu diễn được hưởng các quyền nào trong các quyền nói trên cần phải căn cứ vào tư cách chủ thể của họ đối với cuộc biểu diễn. Như đã xác định ở phần chủ thể của quyền liên quan thì người biểu diễn có thể mang một trong hai tư cách chủ thể: hoặc là chủ sở hữu quyền liên quan hoặc là chỉ mang tư cách người biểu diễn. Nếu được xác định là chủ sở hữu quyền liên quan thì người biểu diễn có tất cả các quyền nhân thân và quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn của mình. Nếu chỉ là người biểu diễn mà không đồng thời là chủ sở hữu quyền liên quan thì người biểu diễn chỉ có các quyền nhân thân. Tuy nhiên, trong trường hợp này, ngoài các quyền nhân thân, người biểu diễn được hưởng một khoản tiền thù lao khi người khác sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã được công bố nhằm mục đích thương mại để thực hiện chương trình phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất cứ hình thức nào hoặc sử dụng bản ghi lâm, ghi hình đã được công bố trong hoạt động kinh doanh, thương mại. Việc hưởng tiền thù lao của người biểu diễn trong các trường hợp này tuỳ thuộc vào thoả thuận giữa người biểu diễn với nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình khi thực hiện chương trình ghi âm, ghi hình.
Ngoài ra, với tư cách là người sử dụng tác phẩm của người khác, người biểu diễn phải có các nghĩa vụ nhất định đối với tác giả của tác phẩm mà họ biểu diễn, bao gồm:
- Phải xin phép tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm trước khỉ sử dụng tác phẩm của họ để trình diễn, chỉ được biểu diễn khi có sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm nếu tác phẩm đó chưa được công bố.
- Phải trả thù lao cho tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm trừ trường hợp biểu diễn các tác phẩm sân khấu và các loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền cổ động ở nơi công cộng.
2. Quyền và nghĩa vụ của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình
Nhà sản xuất xuất bản ghi âm, ghi hình là người định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc của các tác phẩm khác nên họ được hưởng các quyền đối với kết quả lao động do họ tạo ra. Theo Điều 30 Luật sở hữu trí tuệ thì nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có các quyền sau đây:
- Độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình của mình.
- Độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao bản ghi âm, ghi hình của mình thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kì phương tiện kĩ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.
- Được hưởng quyền lợi vật chất khi bản ghi âm, ghi hình của mình được phân phối đến công chúng.
Mặt khác, để sản xuất bản ghi âm, ghi hình, các cá nhân, tổ chức này phải sử dụng tác phẩm hoặc chương trình biểu diễn của người khác. Với tư cách là người sử dụng tác phẩm của người khác, nhà sản xuất xuất bản ghi âm, ghi hình phải có nghĩa vụ với tác giả hoặc chủ sở hữu của tác phẩm và người biểu diễn hoặc chủ sở hữu quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn, bao gồm các nghĩa vụ sau:
- Khi sử dụng tác phẩm chưa được công bố, tổ chức sản xuất băng đĩa âm thanh, băng đĩa hình phải xin phép tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm thông qua việc giao kết hợp đồng sử dụng tác phẩm. Hợp đồng sử dụng tác phẩm phải được thiết lập bằng văn bản theo mẫu do Bộ văn hóa - thông tin (nay là Bộ thông tin và truyền thông) ban hành. Khi sử dụng tác phẩm, tổ chức này phải nêu tên thật hoặc bút danh của tác giả, trả thù lao cho tác giả hoộc chủ sở hữu tác phẩm, đảm bảo sự toàn vẹn nội dung của tác phẩm.
Đối với các tác phẩm đã được công bố, nhà sản xuất xuất bản ghi âm, ghi hình không phải xin phép tác giả nhưng phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ nói trên.
- Khi sử dụng chương trình của người biểu diễn để sản xuất bản ghi âm, ghi hình, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình phải giao kết hợp đồng với chủ sở hữu quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn, phải nêu tên thật của người biểu diễn và phải trả thù lao cho họ.
3. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức phát sóng
Với tư cách là chủ sở hữu của chương trình phát sóng do mình khởi xướng và thực hiện, tổ chức phát sóng được hưởng các quyền đối với chương trình phát sóng do mình xây dựng nên, Theo Điều 33, Luật sở hữu trí tuệ thì tổ chức phát sóng có các quyền sau đây:
- Độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện phát sóng, tái phát sóng chương trình phát sóng của mình;
- Độc quyền phân phối hoặc cho phép người khác phân phối đến công chúng chương trình phát sóng của mình;
- Độc quyền định hình hoặc cho người khác định hình chương trình phát sóng của mình.
- Độc quyền sao chép hoặc cho phép người khác sao chép bản định hình chương trình phát sóng của mình,
Hoạt động của các tổ chức này là việc sử dụng tác phẩm, chương trình biểu diễn của người khác để truyền tải đến công chủng nên khi sử dụng tác phẩm, chương trình biểu diễn để phát sống, các tổ chức này phải đảm bảo các quyền lợi nhân thân cũng như lợi ích vật chất cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm hoặc của người biểu diễn và chủ sở hữu quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn. Vì vậy, tổ chức phát sóng có các nghĩa vụ sau đây:
- Phải xin phép và trả nhuận bút cho tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm nếu sử dụng tác phẩm chưa công bố để thực hiện chương trình phát sóng. Thông qua hợp đồng sử dụng tác phẩm, các bên thoả thuận về nhuận bút. Nếu sử dụng tác phẩm đã công bổ để thực hiện chương trình phát sóng thì tổ chức này không phải xin phép tác giả hay chủ sở hữu tác phẩm nhưng phải trả thù lao, nêu tên tác giả và phải đảm bảo sự toàn vẹn nội dung của tác phẩm.
- Nếu sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã được công bố nhằm mục đích thương mại để thực hiện chương trình phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất cứ hình thức nào thì tổ chức phát sóng phải trả thù lao cho chủ sở hữu quyền liên quan đối với bản ghi âm, ghi hình đó.
- Nếu thực hiện chương trình phát sóng trực tiếp cuộc biểu diện với mục đích thương mại thì tổ chức phát sóng phải xin phép chủ sở hữu quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn trừ trường hợp cuộc biểu diễn được thực hiện với mục đích để phát sóng, tổ chức phát sóng phải nêu tên người biểu diễn, trả thù lao cho chủ sở hữu quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn và phải bảo đảm sự toàn vẹn hình tượng biểu diễn. Nếu sử dụng tác phẩm cải biên, chuyển thể để thực hiện chương trình phát thanh, truyền hình, ngoài nghĩa vụ nêu tên tác giả.
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ tới chúng tôi theo phương thức sau:
Tư vấn trực tiếp: Văn phòng giao dịch Công ty Luật trách nhiệm hữu hạn SJKLaw, Số 3 ngõ 115 Nguyễn Khang, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Dịch vụ luật sư tư vấn qua số điện thoại tổng đài: 0962420468 – 0933192699
Tư vấn qua email: nội dung yêu cầu tư vấn đến địa chỉ email: sjk.law@hotmail.com