CÓ ĐƯỢC NHỜ MANG THAI HỘ KHI ĐÃ NUÔI CON NUÔI
  • 20/102021
  • Trợ lý lý Luật sư Thu Hoài

CÓ ĐƯỢC NHỜ MANG THAI HỘ KHI ĐÃ NUÔI CON NUÔI

Câu hỏi:

Xin chào Luật sư, vợ chồng kết hôn đã 05 năm, tuy nhiên lại hiếm muộn khó có thể có con nên đã nhận một người con nuôi, vậy trong trường hợp này vợ chồng tôi nếu muốn hờ người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo có được không?

Yêu cầu pháp lý:

Đã nhận con nuôi, còn có thể nhờ người mang thai hộ hay không?

Căn cứ pháp lý:

Luật nuôi con nuôi năm 2010

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Luật sư tư vấn:

Chào bạn, hiện tại chúng tôi đã nhận được yêu cầu tư vấn của bạn, đối với vấn đề này được Luật sư tư vấn như sau:

Thứ nhất, đối với việc vợ chồng bạn nhận con nuôi chính là xác lập quan hệ giữa cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và người được nhận làm con nuôi( Khoản 1 Điều 3 Luật nuôi con nuôi năm 2010). Trong trường hợp vợ chồng bạn thực hiện theo đúng trình tự thủ tục theo quy định của Pháp luật về nhận nuôi con nuôi thì sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con giống như con đẻ.

Thứ hai, về vấn đề mang thai hộ, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được hiều là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con (Khoản 22 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014).

Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đòi hỏi bên nhờ mang thai hộ và bên nhận mang thai hộ phải đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, cụ thể được quy định tại Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2015:

1. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản.

2. Vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;

b) Vợ chồng đang không có con chung;

c) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

3. Người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;

b) Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;

c) Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ;

d) Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng;

đ) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

4. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không được trái với quy định của pháp luật về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này”.

Việc mang thai hộ, điều kiện đầu tiên đó là phải vì mục đích nhân đạo, không phải vì lợi ích vật chất,kinh tế, thương mại, hay vì một bất kỳ lợi ích nào khác.

Tiếp theo việc mang thai hộ phải dựa trên yếu tố tinh thần tự nguyện, không phải do lừa dối, cưỡng ép, hay dùng bất kỳ một biện pháp đe dọa nào ác ép buộc người khác mai thai hộ.

Thỏa thuận về việc mang thai hộ phải được lập thành văn bản để đảm bảo tính pháp lý cho sự thỏa thuận giữa hai bên, bảo đảm về cả quyền và nghĩa vụ cho các bên.

Bên cạnh các yêu cầu chung đó, pháp luật cũng đặt ra các điều kiện cụ thể cho các bên, cụ thể:

Đối với với cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ pháp luật quy định phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Người vợ phải có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản: Trong thông tin mà bạn cung cấp không có thông tin vợ chồng bạn đã áp dụng biện pháp hỗ trợ sinh sản hay chưa? Nếu vợ chồng bạn chưa thực hiện các biện pháp này trước khi nhờ người mang thai hộ thì cũng không đáp ứng điều kiện để  có thể thỏa mãn nhờ người mang thai hộ. Vì mang thai hộ là biện pháp cuối cùng để các cặp vợ chồng không thể sinh con và mang thai ngay cả khi áp dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản có thể có cho mình một đứa con.

- Vợ chồng phải đang không có con chung: Con chung theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 chính là con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân. Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng. (Khoản 1 Điều 88 Luật HN&GĐ năm 2014). Do vậy, con chung được xác định là do người vợ trực tiếp mang thai, hoặc sinh con trong thời kỳ hôn nhân. Vậy nên, trường hợp của các bạn thì vợ chồng bạn vẫn có quyền yêu cầu nhờ người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo nếu đáp ứng tất cả các điều kiện theo quy định của pháp luật.

- Vợ chồng nhờ mang thai hộ phải được tư vấn cả về y tế, pháp lý, và tâm lý: Tư vấn trên tất cả các phương diện để nắm rõ được về cả quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm.

Nói tóm lại, đối với trường hợp của các bạn nếu các bạn đã áp dụng biện pháp hỗ trợ sinh sản vẫn không thể có con và đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên thì dù đã nhận nuôi con nuôi thì vẫn có thể nhờ người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Nếu các bạn chưa tìm tới biện pháp hỗ trợ sinh sản thì chưa đáp ứng đủ điều kiện để được nhờ người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư đối với câu hỏi của bạn.

            Mọi vướng mắc cần giải đáp hoặc để được sử dụng dịch vụ. Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

Luật sư CÔNG TY LUẬT TNHH SJKLAW

Hotline yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn: 0962420486

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: sjk.law@hotmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng ./.

 

Tags : Các vấn đề pháp lý, Luật hôn nhân và gia đình 2014, Mang thai hộ, Sjklaw, Tư vấn
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: