Chủ thể quyền tác giả
  • 25/102021
  • Trợ lý Luật sư Phạm Hồng

Chủ thể quyền tác giả

Chủ thể của quyền tác giả được hiểu là các cá nhân, tổ chức có các quyền nhất định đối với một tác phẩm, bao gồm tác giả của tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả.

1. Tác giả của tác phẩm

Quá trình tạo ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật, các công trình khoa học là quá trình hoạt động sáng tạo của cá nhân. Tác giả của các tác phẩm văn học, nghệ thuật, các công trình khoa học chỉ có thể là những con người cụ thể khi họ đã bằng lao động sáng tạo của mình trực tiếp tạo ra tác phẩm.

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định của Chính phủ số 22/2018/NĐ-CP thì:

1. Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học.

2. Đồng tác giả  là những tác giả cùng trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học.

3. Người hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận là tác giả hoặc đồng tác giả.

Nhìn chung, một chủ thể muốn được công nhận là tác giả cần phải đáp ứng được ba yêu cầu sau đây:

- Phải là người trực tiếp thực hiện các hoạt động sáng tạo để tạo ra tác phẩm. Hoạt động sáng tạo của tác giả là sự lao động trí tuệ để tạo ra các tác phẩm một cách sáng tạo hay nói cách khác, các tác phẩm phải là kết quả của hoạt động sáng tạo được thể hiện trên hình thái vật chất hoặc được thể hiện thông qua hình thức nhất định, có tính độc lập tương đối, mang tính mới về nội dung, ý tưởng hoặc mang tính mới về sự thể hiện tác phẩm. Tất cả các hoạt động chỉ nhằm để hỗ trợ như cung cấp kinh phí, vật chất, phương tiện, tư liệu, góp ý kiến không được coi là hoạt động sáng tạo, nên tổ chức, cá nhân có những hoạt động này không được công nhận là tác giả (khoản 3 Điều 6 Nghị định 22/2018/NĐ-CP)

- Người tạo ra tác phẩm phải ghi tên thật hoặc bút danh của mình trên tác phẩm được công bố. Trước hết, quyền đứng tên tác giả đối với tác phẩm là một trong các quyền nhân thân của tác giả được quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ, với quyền này, người sáng tạo ra tác phẩm có thể lựa chọn việc có đứng tên hay không đứng tên đổi với tác phẩm đã tạo ra theo ý muốn của mình. Tuy nhiên, muốn được thừa nhận là tác giả của tác phẩm nhất định thì người tạo ra tác phẩm phải cá biệt hoá tác phẩm bằng cách ghi tên hoặc bút danh của mình vào tác phầm để xác định tác phẩm đó là do minh sáng tạo ra.

- Chỉ được thừa nhận là tác giả nếu tác phẩm được tạo ra là kết quả của lao động sáng tạo trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học. Kết quả của lao động sáng tạo trong lĩnh vực văn học được gọi chung là tác phẩm văn học bao gồm: Văn xuôi, thơ với nhiều thể loại khác nhau như truyện ngắn, tiểu thuyết, kí sự, tuyển tập, tuyển chọn v.v... Kết quả của lao động sáng tạo trong lĩnh vực nghệ thuật được gọi chung là tác phẩm nghệ thuật, bao gồm hội hoạ, điêu khắc, nhiếp ảnh, điện ảnh, sân khẩu, nhạc... Kết quả của lao động sáng tạo trong lĩnh vực khoa học được gọi chung là tác phẩm (công trình) khoa học, bao gồm các công trình nghiên cứu được thể hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau như bài viết, bài phát biểu, sách, đồ hoạ v.v.....

Thuật ngữ “tác giả" có thể được hiểu theo hai phương diện. Theo phương diện tổng quan nhất thì tác giả là những người đã tạo ra sản phẩm trí tuệ bằng lao động sáng tạo của chính mình (bao gồm cả tác giả của tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học: tác giả của sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp).

Theo phương diện hẹp thì thuật ngữ "tác giả" chỉ là những thgười tạo ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học bằng lao động sáng tạo của chính mình. Khái niệm tác giả được đề cập trong phần này của giáo trình được hiểu theo phương diện hep.

Theo đó, có thể định nghĩa về tác giả như sau: Tác giả là người trực tiếp lao động sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học để tạo ra toàn bộ hoặc một phần tác phẩm thuộc một trong các lĩnh vực đó.

2. Phân loại tác giả

Nếu việc xác định tác giả của tác phẩm có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định và phân biệt quyền của tác giả với quyền của các chủ thể khác đối với cùng một tác phẩm (phân biệt giữa quyền của tác giả với quyền của chủ sở hữu tác phẩm, người biểu diễn v.v...) thì việc xác định các loại tác giả có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định phạm vi quyền của tác giả trong từng trường hợp cụ thể. Chẳng hạn, quyền của tác giả toàn bộ tác phẩm có phạm vi rộng hơn so với quyền của tác giả từng phần tác phẩm hoặc quyền của tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả có phạm vi rộng hơn so với quyền của tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác già

Trong thực tế, tác phẩm có thể được tạo ra từ lao động sáng tạo của một cá nhân, cũng có thể được tạo ra từ lao động sáng tạo của một nhóm người. Quá trình sáng tạo để tạo ra tác phẩm có thể bằng kinh phí và thời gian của chính họ cũng có thể bằng kinh phí của người khác hay được tạo ra đo đơn đặt hàng của một chủ thể khác thông qua hợp đồng. Mặt khác, kết quả lao động sáng tạo có thể là những tác phẩm gốc (nguyên sinh) nhưng cũng có thể chỉ là các tác phẩm phái sinh. Tác giả được phân loại theo các tiêu chí sau đây:

a) Dựa vào số lượng người lao động sáng tạo để tạo ra tác phẩm

- Tác giả đơn nhất: Là cá nhân bằng lao động sáng tạo của mình trực tiếp tạo ra toàn bộ tác phẩm. Hay nói cách khác, người tạo ra tác phẩm là tác giả của toàn bộ tác phẩm. Trong trường hợp này, người đó được hưởng toàn bộ các quyền nhân thân, quyển tài sản của tác giả đối với tác phẩm.

- Đồng tác giả: Là nhiều cá nhân hợp tác để cùng nhau bằng lao động sáng tạo tạo ra tác phẩm. Mỗi người trong số họ được gọi là đồng tác giả của tác phẩm. Trong trường hợp này, những người đó cùng nhau hưởng các quyền nhân cũng như quyền tài sản của tác giả đối với tác phẩm. Điều luật trên không xác định mối liên quan giữa các đồng tác giả với nhau đối với tác phẩm do họ cùng sáng tạo ra. Tuy vậy, trong thực tế khi xác định phần quyền mà mỗi đồng tác giả được hưởng, người ta thường đưa vào tính chất, kết cấu của tác phẩm để xác định những người đó là đồng tác giả định phần hay không định phần.

Nếu tác phẩm do nhiều người tạo ra là tác phẩm không thể xác định phần sáng tạo của từng người thi họ là đồng tác giá hợp nhất. Vì vậy, tất cả các động tác giả cùng hưởng quyền nhân thần, quyền tài sản đối với tác phẩm một cách ngang nhau (bằng nhau).

Nếu tác phẩm được kết cấu theo từng chương, từng phần và có thể xác định được mỗi phần, mỗi chương đó do tác giả nào sáng tạo ra thì những người cùng tạo ra tác phẩm đó được gọi là đồng tác giả theo phần. Vì vậy, trong trường hợp này, quyền lợi của mỗi đồng tác giả thường được xác định tương ứng với phần tác phẩm do họ sáng tạo ra.

b) Dựa vào nguồn gốc của tác phẩm

- Tác giả là những người tạo ra tác phẩm gốc: Là những người bằng lao động sáng tạo trí tuệ tạo ra tác phẩm với một thời dung, chủ đề, tư tưởng, cách thức thể hiện hoàn toàn mới. Trong tử điển Hán - Việt, loại tác giả này được gọi là nguyên tác.

- Tác giả tác phẩm phái sinh: Là những người tạo ra tác phẩm từ tác phẩm của người khác đã được công bố, phổ biến, bao gồm:

+ Tác giả dịch thuật: Là người địch tác phẩm từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, ví dụ: Từ chữ nôm ra chữ quốc ngữ. Nhu cầu giao lưu quốc tế đòi hỏi ngày càng cao về công việc dịch thuật. Thông qua việc dịch chuyển ngôn ngữ góp phần tăng cường sự hiểu biết về nền văn hoá, phong tục, tập quán giữa các dân tộc, các quốc gia trên phạm vi toàn thế giới, tạo điều kiện học hỏi lẫn nhau và hội nhập về lĩnh vực khoa học, kĩ thuật. Các tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học kĩ thuật khi được diễn đạt bằng một ngôn ngữ nhất định phải tuân theo những nguyên tắc đặc thù của ngôn ngữ đó. Vì vậy, khi chuyển tác phẩm sang ngôn ngữ khác, người dịch phải sáng tạo trong cách sử dụng ngôn ngữ trên cơ sở tài năng trí tuệ của mình. Nghĩa là việc dịch thuật luôn mang tính sáng tạo, vì thế người dịch phải được thừa nhận là tác giả của tác phẩm dịch đó.

+ Tác giả phóng tác: Là người tạo ra tác phẩm theo phong cách sáng tạo của riêng mình từ nội dung (cốt truyện) của một tác phẩm đã có..

+ Tác giả cải biên: Là người sáng tạo ra tác phẩm bằng cách thay đổi hình thức diễn đạt tác phẩm gốc.

+ Tác giả chuyển thể: Là người bằng lao động sáng tạo để chuyển tác phẩm từ loại thể loại này sang thể loại khác.

+ Tác giả biên soạn: Là người từ các tác phẩm, các tài liệu khác để tạo ra tác phẩm theo cách sắp xếp sáng tạo riêng của minh,

+ Tác giả chú giải: Là người làm rõ nghĩa một số từ, câu hoặc địa danh trong tác phẩm đã có.

+ Tác giả tuyển chọn: Là người bằng lao động sáng tạo để tập hợp một cách chọn lọc những tác phẩm của một hoặc nhiều tác giá thành tác phẩm tuyển tập hoặc tuyển chọn từ nhiều tác phẩm của nhiều tác giả để tạo thành tác phẩm hợp tuyển theo chủ đề nhất định.

c) Dựa vào mối quan hệ lao động trong quá trình tạo ra tác phẩm

Nếu căn cứ vào quan hệ lao động trong quá trình tạo ra tác phẩm thì tác giả còn được phân thành hai loại:

- Tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả: Là người bằng thời gian và chi phí vật chất của chính mình để lao động sáng tạo và trực tiếp tạo ra tác phẩm, công trình.

- Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả: Là người bằng lao động sáng tạo của mình để trực tiếp tạo ra tác phim, công trình theo nhiệm vụ được giao hoặc theo hợp đồng

Việc xác định tác giả theo một trong hai tư cách có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định phạm vi quyển nhận thân, quyền tài sản của họ đối với tác phẩm. Nếu không phải là chủ sở hữu quyền tác giả thì tác giả chỉ có quyền nhân thân không thể chuyển dịch. Khía cạnh kinh tế của tác phẩm chỉ đạt được đổi với chủ thể được thừa nhận là chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm.

3. Chủ sở hữu quyền tác giả

Chủ sở hữu quyền tác giả là cá nhân, tổ chức nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản liên quan đến tác phẩm được thừa nhận đủ họ là người trực tiếp hoặc không trực tiếp tạo ra tác phẩm đó. Theo quy định tại các điều từ Điều 36 đến Điều 42 Luật sở hữu trí tuệ thì những cá nhân, tổ chức sau đây được thừa nhận là chủ sở hữu quyền tác giả:

a) Chủ sở hữu quyền tác giả là tác giả

Tác giả của một tác phẩm đồng thời được thừa nhận là chủ Sở hữu quyền tác giả của tác phẩm đó nêu tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất kĩ thuật của mình để sáng tạo ra tác phẩm mà không phải thực hiện theo nhiệm vụ hoặc theo hợp đổng giao việc. Trong trường hợp này, toàn bộ quyền nhân thân cũng như quyển tài sản có được từ tác phẩm sẽ thuộc về tác giả.

b) Chủ sở hữu quyền tác giả là các đồng tác giả

Nếu tác phẩm do nhiều người sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất kĩ thuật của mình để cùng tạo ra tác phẩm đó thì họ là đồng tác giả và đồng thời là đồng chủ sở hữu đối với tác phẩm đó. Trong trường hợp này, đối với tác phẩm được tạo ra họ là các chủ sở hữu hợp nhất. Các đồng chủ sở hữu tác phẩm có chung các quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm.

c) Cơ quan, tổ chức giao nhiệm vụ cho tác giả tạo ra tác phẩm

Đây là trường hợp tác giả sáng tạo ra tác phẩm theo nhiệm vụ chuyên môn do cơ quan, tổ chức nơi mình làm việc giao. Người tạo ra tác phẩm là tác giả và chỉ được hưởng các quyền nhân thân đối với tác phẩm. Chủ sở hữu quyền về tài sản đối với tác phẩm thuộc về cơ quan, tổ chức đã giao nhiệm vụ.

d) Cá nhân, tổ chức giao kết hợp đồng

Các cá nhân, các tổ chức giao kết hợp đồng sáng tạo với tác giả để tác giả tạo ra tác phẩm theo hợp đồng đã giao kết là chủ sở hữu quyền tài sản đối với tác phẩm đó. Nếu chỉ một cơ quan, tổ chức hoặc một cá nhân giao kết hợp đồng sáng tạo với tác giả để tạo ra tác phẩm theo hợp đồng đó thì chỉ riêng tổ chức hoặc cá nhân hoặc cơ quan đó là chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm đó. Ngược lại, nếu nhiều tổ chức hay nhiều cá nhân cùng giao kết một hợp đồng sáng tạo tác phẩm với tác giả thì sẽ là đồng chủ sở hữu đối với các quyền nói trên.

e) Người được thừa kế quyền tác giả

Người được thừa kế quyền tác giả theo quy định của pháp luật về thừa kế (bao gồm cá nhân, tổ chức) là chủ sở hữu các quyền thuộc về tác phẩm được thừa kế. Trong đó, chỉ người nào được thừa kế quyền tác giả của người để lại thừa kế là chủ sở hữu quyền tác giả mới là chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được thừa kế. Mặt khác, cần phải xác định thêm là nếu có nhiều người thừa kế là chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm mà người để lại thừa kế không phân định phần quyền của mỗi người thì họ được xác định là đồng chủ sở hữu chung hợp nhất về quyền tác giả, nếu người để lại thừa kế đã xác định cụ thể về phần quyển mà mỗi thừa kế được hưởng thì mỗi người là chủ sở hữu quyền tác giả đối với riêng phần quyền đó.

f) Người được chuyển giao quyền

Cá nhân, tổ chức được các chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu tác phẩm theo hợp đồng là chủ sở hữu các quyền được chuyển giao,

g, Nhà nước

Đối với các tác phẩm khuyết danh, tác phẩm còn trong thời hạn bảo hộ mà chủ sở hữu quyền tác giả chết không còn người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản, tác phẩm được chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước thi Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả đối với các tác phẩm đó.


Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ tới chúng tôi theo phương thức sau:

Tư vấn trực tiếp: Văn phòng giao dịch Công ty Luật trách nhiệm hữu hạn SJKLaw, địa chỉ tại : Số 3 ngõ 115 Nguyễn Khang, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Dịch vụ luật sư tư vấn qua số điện thoại tổng đài: 0962420468- 0933192699

Tư vấn qua email: nội dung yêu cầu tư vấn đến địa chỉ email: sjk.law@hotmail.com

Tags : Chủ sở hữu quyền tác giả, quyền tác giả, Tác giả, Đồng tác giả
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: