CĂN CỨ LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH HIỆN HÀNH
  • 29/112022
  • Trợ lý lý Luật sư Cao Vân

CĂN CỨ LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH HIỆN HÀNH

CĂN CỨ LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH HIỆN HÀNH CĂN CỨ LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH HIỆN HÀNH

1. Khái niệm ly hôn và căn cứ ly hôn

Ly hôn là việc kết thúc mối quan hệ, hay chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án và quyết định của cơ quan xét xử (Tòa án) có hiệu lực (Theo khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình)

Cũng có thể hiểu, Ly hôn có thể được hiểu là một sự kiện pháp lý được Tòa án công nhận bằng quyết định công nhận thuận tình ly hôn hoặc bằng bản án để chấm dứt quan hệ vợ chồng và chấm dứt quyền và nghĩa vụ của vợ chồng với nhau

Căn cứ ly hôn là những hoàn cảnh hay những điều kiện được pháp luật quy định mà khi có những điều kiện đó và dựa vào những  điều kiện đó thì Tòa án cho vợ chồng ly hôn

2. Cơ sở của việc quy định căn cư ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình

a. Cơ sở lý luận

Các căn cứ để ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 của Nhà nước ta được quy định dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác lê nin, có cơ sở khoa học và thực tiễn đã được kiểm nghiệm trong mấy chục năm trước, từ khi nhà nước ban hành Luật hôn nhân và gia đình năm 1959. Khi giải quyết, cần hiểu rằng đây là một cuộc hôn nhân đã tan vỡ, tình nghĩa vợ chồng và quan hệ vợ chồng không thể tồn tại được nữa, vì sự tồn tại của nó chỉ là bề ngoài và giả dối. Ly hôn chính là một giải pháp tích cực để giải thoát cho người vợ và chồng cũng như các thành viên khác trong gia đình khỏi cảnh “ bất bình thường”

b. Cơ sở thực tiễn

Đầu tiên, việc đề cập đến căn cứ ly hôn đảm bảo lợi ích của cá nhân, gia đình và của xã hội. kể cả quan hệ vợ chồng.

Thứ hai, Đảm bảo sự công bằng về lợi ích giữa các bên đương sự (bên tham gia)

Thứ ba, quy định về căn cứ ly hôn giúp cho vợ và chồng nhận thức và điều chỉnh hành vi của mình để có thể tự dàn xếp, thỏa thuận để quan hệ vợ chồng tốt đẹp hoặc đưa ra quyết định ly hôn

Thứ tư, căn cứ ly hôn là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết việc ly hôn của vợ chồng khi có yêu cầu và theo yêu cầu của họ.

Thứ năm, Nhằm ổn định quan hệ hôn nhân, bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển của xã hội, góp phần củng cố chế độ hôn nhân một vợ một chồng

3. Quy định Luật hôn nhân và gia đình hiện hành về căn cứ ly hôn

Luật HNVGĐ năm 2014 quy định căn cứ để Tòa án giải quyết các trường hợp ly hôn tại Điều 55 và Điều 56

a. Căn cứ ly hôn trong trường hợp thuận tình ly hôn

Thuận tình ly hôn (Đồng ý ly hôn) là trường hợp trong đó cả vợ hoặc chồng cùng yêu cầu chấm dứt hôn nhân được thể hiện bằng đơn thuận tình ly hôn của vợ và chồng

Điều 55. Thuận tình ly hôn

“ Trong TH vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện LH và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì TA công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì TA giải quyết việc ly hôn.”

=>> Do đó, tính chất tự nguyện của hai vợ chồng khi nộp đơn yêu cầu ly hôn là là một căn cứ quyết định để việc chấm dứt ly hôn được diễn ra. 

Hơn nữa, ngoài ý chí thật sự tự nguyện ly hôn , thì còn đòi hỏi hai vợ chồng cần có sự thỏa thuận về việc phân chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục con cái trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của cả vợ và chồng.

Trong trường hợp mà vợ chồng cùng yêu cầu xin ly hôn thì Tòa án vẫn phải tiến hành hòa giải. Mục đích là để gia đình rút đơn ly hôn và đoàn tụ với nhau. Nếu không được, thì tòa án lập biên bản về việc thuận tình ly hôn và hòa giải không thành

b. Căn cứ ly hôn trong trường hợp một bên vợ chồng yêu cầu ly hôn

Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

“1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

  1. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
  2. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia." 

Xem thêm: Ly hôn giả tạo và các trường hợp liên quan

Theo đó, việc ly hôn trong trường hợp này cần phải dựa vào một trong các lý do sau:

- Trường hợp có lý do hoặc căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của vợ và chồng dẫn đến hôn nhân rơi vào tình trạng trầm trọng không bền vững, đời sống chung không thể kéo dài. Vậy nên mục đích của hôn nhân không đạt được  

- Trong quan hệ hôn nhân, việc vợ hoặc chồng bị mất tích đã ảnh hưởng sâu sắc tới quan hệ vợ chồng và các thành viên trong gia đình. Cần phải giải phóng chồng hoặc vợ thoát khỏi hoàn cảnh đặc biệt này, khi họ có yêu cầu được ly hôn với người chồng hoặc vợ đã bị Tòa Án tuyên bố mất tích. Theo quy địnhh tại K2Đ56

-------------------------------------------------

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

Tags : Luật hôn nhân và gia đình 2014
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: