Ly hôn giả tạo và các vấn đề pháp lý liên quan
  • 07/102021
  • Trần Thị Thu Hoài

Ly hôn giả tạo và các vấn đề pháp lý liên quan

Trong cuộc sống hôn nhân, khi vợ chồn có quá nhiều mâu thuẫn, đời sống hôn nhân trở thành gánh nặng, mục đính hôn nhân không đạt được nên quy định pháp luật mở ra quy định về ly hôn để mở lại tự do cho những cá nhân không còn muốn tiếp tục đời sống hôn nhân ràng buộc bởi nhiều quyền và nghĩa vụ pháp lý. Tuy nhiên, thời gian gần đây có rất nhiều trường hợp lợi dụng việc ly hôn tiến hành ly hôn giả để tránh các nghĩa vụ về tài sản hoặc với các mục đích khác.

Thế nào là ly hôn giả tạo

Theo Điều 3 khoản 15 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Ly hôn giả tạo là việc lợi dụng ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân”

Có thể thấy, việc ly hôn giả tạo không hướng đến mục đích chấm dứt hôn nhân mà thực hiện hành vi này vì các mục đích như trốn tránh các nghĩa vụ về tài sản, vi phạm các chính sách, pháp luật, các nghĩa vụ khác,….

Vì sao lại có trường hợp ly hôn giả tạo?

Lẩn tránh trách nhiệm về tài sản tài sản. Chẳng hạn như: chồng biết mình sắp phá sản nên đã tiến hành ly hôn giả tạo và cho vợ hết tài sản. Như vậy, người chồng đã tiến hành tẩu tán tài sản của mình và trốn tránh các nghĩa vụ trả nợ.

Vi phạm chính sách, pháp luật về dân số. Chẳng hạn như: Vợ chồng ly hôn giả tạo để sinh thêm con thứ ba…

Ly hôn giả tạo để đạt mục tiêu khác mà không nhằm kết thúc hôn nhân: chính là trường hợp vợ, chồng lợi dụng việc ly hôn nhằm mục đích xuất, nhập cảnh, xuất khẩu lao động. Chẳng hạn như: ly hôn giả tạo để lấy chồng nước ngoài sau đó bảo lãnh người nhà sang.

Ly hôn giả tạo bị xử lý như nào

Ly hôn giả tạo có vi phạm pháp luật không?

Căn cứ Điều 5 khoản 2 điểm a Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì hành vi bị cấm theo pháp luật hôn nhân và gia đình là trường hợp ly hôn giả tạo.

Có thể thấy ly hôn giả tạo không phải là sự kết thúc của hôn nhân do mục tiêu không đạt được, không phải do tình trạng hôn nhân trầm trọng, vợ chồng không còn tình cảm, yêu thương, chung thủy với nhau… Mà do lợi dụng mục đích của ly hôn để đạt được những mục đích khác của bản thân làm trái với quy định pháp luật và bị cấm. Như vậy, ly hôn giả tạo là hành vi vi phạm pháp luật.

Xử phạt ly hôn giả tạo ra sao?

Căn cứ Điều 59 khoản 2 Nghị định 82/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã đã quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi ly hôn giả tạo như sau:

“2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

b) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;

c) Cưỡng ép kết hôn hoặc lừa dối kết hôn; cưỡng ép ly hôn hoặc lừa dối ly hôn;

d) Lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình;

đ) Lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân.”

Như vậy việc xử phạt ly hôn giả tạo có thể lên tới 20 triệu khi có đủ các căn cứ chứng minh việc ly hôn này không nhằm mục đích để chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng.

Về thẩm quyền xử phạt đối với ly hôn giả tạo

Căn cứ khoản 2 Điều 82 Nghị định 82/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình thì người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính là: Công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã.

Căn cứ Điều 83 Nghị định 82/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với ly hôn giả tạo là: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình lên đến 30 triệu.

Hậu quả pháp lý của việc giả tạo ly hôn

Hành vi bị pháp luật nghiêm cấm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 20 triệu.

Việc ly hôn giả tạo các tài sản sau hôn nhân nếu xảy ra tranh chấp sẽ không được đảm bảo theo các quy định của pháp luật.

Ly hôn giả tạo để kết hôn lấy chồng nước ngoài để bảo lãnh gia đình xuất ngoại. Trường hợp này khá phức tạp ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ hôn nhân, đặc biệt là khi có những trường hợp xấu xảy ra như người họ kết hôn đại để được xuất ngoại không chịu ly hôn, hay các vấn đề giấy tờ, tài sản khi có tranh chấp cũng không được pháp luật đảm bảo.

Mọi vướng mắc cần giải đáp hoặc để được sử dụng dịch vụ. Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

Luật sư CÔNG TY LUẬT TNHH SJKLAW

Hotline yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn: 0962420486

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: sjk.law@hotmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng ./.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: