Xây dựng pháp luật
Khái niệm: Xây dựng pháp luật là hoạt động đặc biệt quan trọng, cơ bản nhất của nhà nước và xã hội nhằm tạo lập pháp luật (ban hành, sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ các Quy phạm pháp luật), được thực hiện trên cơ sở nhận thức các nhu cầu khách quan của xã hội, các lợi ích của nhà nước và xã hội.
Đặc điểm của Xây dựng pháp luật (4 đặc điểm)
1- Xây dựng pháp luật được thực hiện bởi các Cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền, là khâu đầu tiên trong quá trình điều chỉnh pháp luật: Xây dựng pháp luật-> Thực hiện pháp luật-> Kiểm tra, giám sát.
2- Là 1 trong 3 hình thức hoạt động cơ bản của Nhà nước: 1/lập pháp –> 2/ hành pháp – 3/tư pháp -> Thực hiện Chức năng nhà nước.
3- Xây dựng pháp luật là hoạt động mang tính sáng tạo nhưng vẫn phải tuân theo các trình tự, thủ tục luật định: tính tổ chức rất chặt chẽ (Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật)
4- Theo những nguyên tắc và yêu cầu của kỹ thuật pháp lý (đọc Luật Ban hành Văn hản quy phạm pháp luật)
Các giai đoạn xây dựng pháp luật:
Đọc Luật Ban hành Văn hản quy phạm pháp luật – Văn bản hợp nhất 2020
Giai đoạn 1:
+ đề xuất về sự cần thiết ban hành Văn hản quy phạm pháp luật mới (hoặc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ)
+ thông qua quyết định về soạn thảo dự án Văn hản quy phạm pháp luật liên quan
Giai đoạn 2:
+ soạn thảo dự thảo dự án Văn hản quy phạm pháp luật (xây dựng mô hình, cơ cấu của Văn hản quy phạm pháp luật, soạn thảo dự án: soạn thảo văn bản, thảo luận, sửa đổi, lấy ý kiến góp ý từ các cơ quan, tổ chức có liên quan hoặc trong các tầng lớp nhân dân)
+ thẩm định dự án Pháp luật đã được soạn thảo và cùng với luận chứng cần thiết chính thức trình cơ quan có thẩm quyền ban hành
Giai đoạn 3: thảo luận và thông qua dự án ở cơ quan có thẩm quyền Xây dựng pháp luật (thuyết trình dự án, trình bày báo cáo thẩm tra, thảo luận, biểu quyết)
Giai đoạn 4: công bố Văn hản quy phạm pháp luật theo thủ tục, trình tự, thẩm quyền
6.1.4. Các nguyên tắc của hoạt động Xây dựng pháp luật Điều 5, Luật ban hành Văn hản quy phạm pháp luật 2015, sửa đổi 2020.
1. Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.
2. Tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
3. Bảo đảm tính minh bạch trong quy định của văn bản quy phạm pháp luật.
4. Bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện của văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.
5. Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, không làm cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
6. Bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
-------------------------------------------------
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:
𝐂Ô𝐍𝐆 𝐓𝐘 𝐋𝐔Ậ𝐓 𝐓𝐍𝐇𝐇 𝐒𝐉𝐊𝐋𝐀𝐖
📍 Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận cầu giấy Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
🌍 Website: https://sjklaw.vn/
📩 Email: sjk.law@hotmail.com
☎ Hotline: 0962420486