VẤN ĐỀ NĂNG LỰC TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG TÌNH TRẠNG MẤT KHẢ NĂNG NHẬN THỨC HOẶC KHẢ NĂNG ĐIỀU KHIỂN HÀNH VI DO DÙNG RƯỢI , BIA HOẶC CHẤT KÍCH THÍCH MẠNH KHÁC
Việc dùng rượu, bia hoặc dùng chất kích thích mạnh khác đều có ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của con người ở những mức độ khác nhau, vấn đề đặt ra ở đây là cần xác định về mặt pháp lí năng lực trách nhiệm hình sự (TNHS) của người mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác. Điều 13 bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 đã quy định về vấn đề này như sau:
"Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự".
Như vậy, theo luật hình sự Việt Nam, người có hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác vẫn bị coi là người có năng lực trách nhiệm hình sự và phải chịu trách nhiệm hình sự. Có nhiều cách giải thích cho quy định này, trong đó có cách giải thích cho rằng, họ vẫn bị coi là có năng lực trách nhiệm hình sự vì họ có năng lực trách nhiệm hình sự khi dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác và như vậy cũng có nghĩa vì họ đã tự tước bỏ khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi của mình, tự đặt mình vào tình ttạng mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi. Họ là người có lỗi đối với tình trạng mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi và do vậy bị coi là có lỗi đối với hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội đã thực hiện trong tình trạng như vậy.Với cách giải thích này, cần chú ý, người không có lỗi đối với tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác được thừa nhận là người không có năng lực trách nhiệm hình sự và không phải chịu TNHS đối với hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội mà họ đã thực hiện trong tình trạng đó.
So sánh trường hợp trên đây với trường hợp được quy định tại Điều 21 bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 (tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự) và được trình bày tại mục 2 có thể thấy hai trường hợp này có điểm giống và khác nhau. Ở cả hai trường hợp, chủ thể đều không có khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi theo đòi hỏi của xã hội. Tuy nhiên, nguyên nhân của việc không có khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi theo đòi hỏi của xã hội ở hai trường hợp này là hoàn toàn khác nhau. Một trường hợp có nguyên nhân khách quan (mắc bệnh) và một trường hợp có nguyên nhân chủ quan (dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác). Do có sự giống và khác nhau như vậy mà BLHS năm 1999 xếp 2 điều luật này cạnh nhau, còn BLHS năm 1985 quy định hai vấn đề này trong cùng điều luật.
Mọi vướng mắc cần giải đáp hoặc để được sử dụng dịch vụ Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:
CÔNG TY LUẬT TNHH SJKLAW
Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Website:https://sjklaw.vn/
Email: sjk.law@hotmail.com
Hotline: 1900636292.