TỪ CHỐI NHẬN CON VÀ NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG
  • 09/122021
  • Trợ lý lý Luật sư Thu Hoài

TỪ CHỐI NHẬN CON VÀ NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG

Câu hỏi:

Tôi và chồng tôi kết hôn được 6 năm và có một con chung là cháu T hiện nay đã được 07 tuổi. Do cuộc sống vợ chồng không hòa thuận, tôi và chồng tôi quyết định ly hôn, nhưng chồng tôi hiện nay từ chối nhận cháu T, vì tôi mang thai cháu T trước khi chúng tôi tổ chức hôn lễ tuy nhiên chúng tôi đã đi đăng ký kết hôn và chồng tôi từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng cháu T. Trong trường hợp này thì việc chồng tôi không nhận con và từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng có được Tòa án chấp nhận hay không? Rất mong nhận được sự tư vấn giải đáp của Luật sư.

Yêu cầu pháp lý:

Việc từ chối nhận con và từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng sau khi ly hôn có được Tòa án chấp nhận?

Căn cứ pháp lý:

Luật HN&GĐ năm 2014

Luật sư tư vấn:

Chào bạn, chúng tôi đã nhận được yêu cầu giải đáp thắc mắc của bạn, với câu hỏi này được Luật sư tư vấn như sau:

Đối với vấn đề không thừa nhận con chung, căn cứ theo quy định tại Điều 88 Luật HN&GĐ năm 2014 cụ thể như sau:

            “1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.

2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định”.

Căn cứ theo quy định trên, ta có thể thấy cháu T sinh ra trong thời kỳ hôn nhân của hai vợ chồng bạn nên sẽ được xác định là con chung của hai vợ chồng bạn. Nếu chồng bạn từ chối không nhận cháu T là con chung thì phải có căn cứ chứng minh xác đáng cung cấp cho Tòa án, trường hợp chồng bạn từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng đối với cháu T khi không có căn cứ, không có lý do chính đáng sẽ không được Tòa án chấp nhận. Quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng của người không trực tiếp nuôi con được ghi nhận tại Điều 82 Luật HN&GĐ 2014 như sau:

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó”.

-------------------------------------------------

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

𝐂Ô𝐍𝐆 𝐓𝐘 𝐋𝐔Ậ𝐓 𝐓𝐍𝐇𝐇 𝐒𝐉𝐊𝐋𝐀𝐖

📍 Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận cầu giấy Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

🌍 Website: sjklaw.vn

📩 Email: sjk.law@hotmail.com

☎ Hotline: 0962420486

Tags : Các vấn đề pháp lý, Luật hôn nhân và gia đình 2014, ly hôn, Nghĩa vụ cấp dưỡng, Sjklaw, Từ chối nhận con
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: