TRƯỜNG HỢP GÂY THIỆT HẠI TRONG KHI BẮT GIỮ NGƯỜI PHẠM TỘI
  • 22/082022
  • TRỢ LÝ LUẬT SƯ - TIẾN ĐẠT

TRƯỜNG HỢP GÂY THIỆT HẠI TRONG KHI BẮT GIỮ NGƯỜI PHẠM TỘI

1. Căn cứ pháp lý:

Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội là một trong các trường hợp gây thiệt hại có căn cứ hợp pháp; và được loại trừ TNHS. Đây là chế định mới được quy định trong BLHS năm 2015. Cụ thể tại Điều 24 BLHS.

2. Khái quát chung:

Việc quy định chế định này nhằm khuyến khích mọi công dân tham gia đấu tranh chống tội phạm; sử dụng những biện pháp cần thiết bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội.

Theo quy định của điều luật, chủ thể được áp dụng quy định nói trên khi bắt giữ người phạm tội; không yêu cầu phải là người có chức vụ quyền hạn; như là cán bộ, chiến sỹ; hay người được giao nhiệm vụ bắt giữ tội phạm. Mà chủ thể ở đây có thể là bất kỳ người nào chỉ cần đảm bảo điều kiện là thực hiện hành vi để nhằm mục đích bắt giữ tội phạm.

3. Đặc điểm, điều kiện:

Để không bị coi là tội phạm, hành vi gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội đòi hỏi phải thỏa mãn các điều kiện sau:

– Cơ sở cho phép bắt giữ người phạm tội. Chính là có “người thực hiện tội phạm” cần bắt giữ;

– Về nội dung, mọi người đều có quyền bắt giữ người thực hiện tội phạm; có quyền sử dụng vũ lực để bắt giữ; và có thể gây thiệt hại cho người bị bắt giữ. Tất cả những điều kể trên nhằm bắt giữ người phạm tội;

– Việc sử dụng vũ lực là cách duy nhất để bắt giữ người phạm tội (khi không còn cách nào khác);

– Sử dụng vũ lực ở mức cần thiết.

Như vậy, khi có người phạm tội cần bắt giữ; và trong trường hợp không còn cách nào khác; mà buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết; có thiệt hại cho người bị bắt giữ; để bắt giữ người phạm tội thì việc đó là cần thiết. Người thực hiện hành vi nói trên không bị coi là tội phạm.

Trong trường hợp có các cách khác để bắt được người đó; mà không gây thiệt hại đến người bị bắt giữ; thì việc sử dụng vũ lực, gây thiệt hại cho người bị bắt giữ là không cần thiết. Người có hành vi gây thiệt hại cho người bị bắt giữ trong trường hợp này không được loại trừ TNHS.

Trường hợp gây thiệt hại do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần thiết (để bắt giữ người phạm tội), thì người gây thiệt hại phải chịu TNHS. Tuy nhiên, theo quy định của BLHS, trường hợp này người gây thiệt hại được giảm nhẹ TNHS. Theo quy định của BLHS năm 2015, có thể đó là các Điều 126; Điều 136 BLHS 2015. Trường hợp phạm tội không bị xử lý theo các cơ sở pháp lý trên; thì người phạm tội có thể được giảm nhẹ TNHS theo quy định tại điểm đ Khoản 1 Điều 51 BLHS.

 

Tags : bồi thường thiệt hại, bộ luật hình sự
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: