TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT YÊU CẦU PHÁ SẢN TỔ CHỨC TÍN DỤNG
  • 15/112021
  • Trợ lý lý Luật sư Thu Hoài

TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT YÊU CẦU PHÁ SẢN TỔ CHỨC TÍN DỤNG

Luật Phá sản năm 2004 chưa quy định cụ thể thủ tục phá sản tổ chức tín dụng mà chỉ quy định trong một số văn bản quy phạm pháp luật khác như Luật Các tổ chức tín dụng, Nghị định số 05/2010/NĐ - CP quy định việc áp dụng Luật Phá sản đối với các tổ chức tín dụng,…Với một số doanh nghiệp thuộc lĩnh vực đặc thù như ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, sự tồn tại và hoạt động sẽ ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, xã hội, đến lợi ích chung của cộng đồng nên việc phá sản các doanh nghiệp này được pháp luật quy định chặt chẽ.

Luật Phá sản năm 2014 đã luật hoá các quy định về phá sản tổ chức tín dụng, xây dụng cơ chế xử lí phá sản phù hợp với các tổ chức tín dụng, quy định rõ hơn về việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với tổ chức tín dụng. Thủ tục phá sản của tổ chức tín dụng có những lưu ý sau:

Thời điểm nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Khác với thủ tục phá sản doanh nghiệp thông thường, Luật Phá sản năm 2014 quy định rõ việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với tổ chức tín dụng chỉ thực hiện sau khi Ngân hàng nhà nước có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản châm dứt áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán hoặc văn bản không áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán… Khi tổ chiếc tín dụng có nguy cơ mất khả năng thanh toán, Ngân hàng nhà nước sẽ xem xét, quyết định áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt đòi với tổ chức tín dụng đó. Việc mở thủ tục phá sản đối với tổ chức tín dụng sẽ được thực hiện khi tổ chức tín dụng không có khả năng khôi phục được khả năng thanh toán.

Quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Luật Phá sản năm 2014 quy định, những người sau đây được quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với tổ chức tín dụng sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà tổ chức tín dụng vẫn mất khả năng thanh toán: Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần, người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở; cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20 % số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng, cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20 % số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng trong trường hợp điều lệ tổ chức tín dụng có quy định , thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã. Tổ chức tín dụng có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, nếu tổ chức tín dụng không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đôi với tổ chức tin dụng đó.

Thụ lí đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Toà án nhân dân thụ lí đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng khi đã có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mà tổ chức tín dụng vẫn mất khả năng thanh toán.

Quyết định tuyên bố tổ chức tín dụng phá sản

Luật Phá sản năm 2014 quy định Toà án không áp dụng thủ tục Hội nghị chủ nợ và thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh với tổ chức tín dụng. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Quản tài viên , doanh nghiệp quản lí, thanh lí tài sản lập xong danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ, bảng kê tài sản của tổ chức tín dụng. Toà án nhân dân ra quyết định tuyên bố tổ chức tín dụng phá sản.

Hoàn trả khoản vay đặc biệt

Tổ chức tín dụng bị tuyên bố phá săn có khoản vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tổ chức tin dụng khác theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng thì phải hoàn trả khoản vay đặc biệt này cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tổ chức tín dụng khác trước khi thực hiện phân chia tài sản theo quy định.

Trả lại tài sản nhận ủy thác, nhận giữ hộ khi tố chức tín dụng bị tuyên bố phá sân và thanh lí tài sản phá sản

Với các khách hàng chuyển giao tài sản cho tổ chức tín dụng giữ hộ, quản lí hộ theo hợp đồng cung cấp dịch vụ của tổ chức tín dụng hoặc chuyển giao tài sản cho tổ chức tín dụng theo hợp đồng ủy thác thì tài sản này không được tính là tài sản của tổ chức tín dụng mà phải trả lại cho chủ tài sản khi tổ chức tín dụng bị phá sản. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố tổ chức tín dụng phá sản, chủ sở hữu tài sản ủy thác cho tổ chức tín dụng, gia tổ chức tin dụng giữ hộ, giao to chức tín dụng quản lí thông qua hợp đồng ủy thác, giữ hộ, quản lí tài sản phải xuất trình giấy tờ chứng minh quyền sở hữu và hồ sơ, giấy tờ liên quan với cơ quan thi hành án dân sự để nhân lại tài sản của mình.

Về giao dịch của tổ chức tín dụng trong giai đọan kiểm soát đặc biệt

Giao dịch của tổ chức tín dụng thực hiện trong giai đoạn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt hoặc áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán dưới sự kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ không áp dụng quy định về giao dịch và hiệu áp dụng cho các doanh nghiệp, hợp tác xã thông thường.

Về thứ tự phân chia tài sản

Vì tổ chức tín dụng có nhiều đặc thù: chịu sự điều chỉnh của Luật Các tổ chức tín dụng, thành lập và hoạt động theo cấp phép và quản lí của Ngân hàng nhà nước,… nếu phá sản sẽ gây tác động lớn về mặt kinh tế, xã hội tới nhiều đối tượng nên việc phân chia tài sản của tổ chức tín dụng có những khác biệt so với doanh nghiệp, hợp tác xã thông thường. Ví dụ: các “ khoản tiền gửi, khoản tiền tổ chức bảo hiểm tiền gii phải trả cho người gia tiên tại tổ chức tín dụng phá sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam” cũng được coi là những khoản được ưu tiên thanh toán.

Nếu giá trị tài sản của tổ chức tín dụng sau khi đã thanh toán đủ khoản nợ theo quy định mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về Thành viên của tổ chức tín dụng là hợp tác xã, chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty TNHH một thành viên, thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng là công ty TNHH hai thành viên trở lên, cổ đông của tổ chức tín dụng là CTCP.

Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định cho các khoản nợ theo quy định thì các đối tượng thuộc cũng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ

Quyết định tuyên bố tổ chức tín dụng phá sản

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Quản tài viên doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản lập xong danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ, bảng kê tài sản của tổ chức tín dụng. Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố tổ chức tín dụng phá sản.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ với SJKLaw theo các phương thức sau:

Tư vấn trực tiếp: Văn phòng đại diện công ty Luật trách nhiệm hữu hạn SJKLaws, địa chỉ tại : Số 3 ngõ 115 Nguyễn Khang, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Dịch vụ luật sư tư vấn qua số điện thoại tổng đài: 0962420468- 0933192699

Tư vấn qua email: nội dung yêu cầu tư vấn đến địa chỉ email: sjk.law@hotmail.com

 

 

 

 

 

Tags : Các vấn đề pháp lý, Doanh nghiệp, Pháp luật doanh nghiệp, Phá sản doanh nghiệp, Sjklaw, Tổ chức tín dụng
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: