TỘI CƯỠNG ĐOẠT TÀI SẢN TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ
  • 16/082022
  • TRỢ LÝ LUẬT SƯ - TIẾN ĐẠT

TỘI CƯỠNG ĐOẠT TÀI SẢN TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ

Tội “Cưỡng đoạt tài sản” lần đầu tiên được đề cập tới trong Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân ngày 23/10/1970. Trải qua nhiều thời kỳ, quy định về tội cưỡng đoạt tài sản về cơ bản mang tính ổn định cao. Quy định ngày một hoàn thiện phù hợp với tình hình phát triển của đất nước.

Tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định tại Điều 170 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thuộc nhóm các tội phạm có tính chất chiếm đoạt.

1. Khái niệm của tội Cưỡng đoạt tài sản:

Đây là hành vi nguy hiểm đáng kể cho xã hội. Do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý. Từ đó, xâm phạm quyền sở hữu tài sản bằng thủ đoạn đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.

2. Một số điểm đặc trưng của tội Cưỡng đoạt tài sản:

Thứ nhất, về hành vi phạm tội.

Là những thủ đoạn đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác nhằm uy hiếp tinh thần người khác. Trên cơ sở đó để nhằm chiếm đoạt tài sản.

Đe dọa sẽ dùng vũ lực là đe dọa sẽ dùng sức mạnh vật chất gây thiệt hại đến sức khỏe của người khác. Hơn nữa có thể là về tính mạng của người nói trên. Điều đó xảy ra khi người bị đe dọa không làm thỏa mãn yêu cầu chiếm đoạt của người phạm tội.

Hành vi dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi sẽ làm một việc khác; cụ thể, là gây thiệt hại danh dự, uy tín, tài sản của người khác làm cho người này lo sợ việc không hay; dẫn tới giao tài sản một cách miễn cưỡng.

Thứ hai, về hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội.

Có thể thấy hành vi cưỡng đoạt tài sản xâm phạm đã quyền sở hữu tài sản. Đó là một trong những quyển cơ bản được Nhà nước và pháp luật bảo vệ.

Hơn nữa, tội cưỡng đoạt tài sản là tội có cấu thành tội phạm hình thức. Thời điểm tội phạm hoàn thành sớm. Chỉ cần người phạm tội thực hiện hành vi với một trong các thủ đoạn nêu trên. Vì thế sẽ bị coi là tội phạm hoàn thành.

Thứ ba, lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp.

Người thực hiện hành vi phạm tội biết tài sản chiếm đoạt là tài sản đang có người quản lý. Thêm vào đó, hành vi của mình là hành vi nguy hiểm. Nhưng vẫn mong muốn thực hiện hành vi đó.

Vì vậy, mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Nhằm làm mất khả năng thực hiện quyền của người chủ sở hữu hoặc người có quyền quản lý tài sản. Cụ thể là quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt.

Thứ tư, người phạm tội có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy định.

————————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

𝐂Ô𝐍𝐆 𝐓𝐘 𝐋𝐔𝐓 𝐓𝐍𝐇𝐇 𝐒𝐉𝐊𝐋𝐀𝐖

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website: https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

 

Tags : bộ luật hình sự
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: