THUẬN TÌNH LY HÔN THEO PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH HIỆN HÀNH
  • 28/112022
  • Trợ lý lý Luật sư Cao Vân

THUẬN TÌNH LY HÔN THEO PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH HIỆN HÀNH

THUẬN TÌNH LY HÔN THEO PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH HIỆN HÀNH THUẬN TÌNH LY HÔN THEO PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH HIỆN HÀNH

1. Khái niệm ly hôn 

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo pháp luật, do một trong hai bên yêu cầu, hoặc cả hai và được quyết định bằng bản án hoặc quyết định công nhận của Tòa án. LH là việc dựa trên sự tự nguyện của vợ chồng, nó là kết quả của hành vi có ý chí của vợ chồng khi thực hiện quyền ly hôn.

2. Hiểu như thế nào về trường hợp thuận tình ly hôn?

Căn cứ theo Điều 55 Luật HN&GĐ năm 2014 về thuận tình ly hôn: “Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện LH và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”

TTLH là một “việc dân sự”  bởi giữa các bên không có tranh chấp, vợ chồng cùng đồng thuận yêu cầu TA công nhận việc thuận tình ly hôn, chấm dứt quan hệ hôn nhân. Luật HN&GĐ năm 2014 quy định như vậy nhằm đảm bảo và công nhận quyền tự do ly hôn khi vợ chồng không muốn tiếp tục duy trì mối quan hệ hôn nhân.

Xem thêm: Căn cứ ly hôn theo pháp luật hiện hành 

– Việc thuận tình ly hôn được giải quyết dựa trên cơ sở tự nguyện giữa vợ và chồng khi muốn chấm dứt quan hệ hôn nhân đang tồn tại, ngoài ra việc thuận tình ly hôn chỉ được chấp nhận khi các bên thỏa thuận được các mối quan hệ liên quan như quan hệ về con cái, về tài sản và đảm bảo quyền của vợ và con.

– Khoản 5 Điều 397 Bộ luật tố tụng dân sự quy định về giải quyết việc thuận tình ly hôn như sau: “Trường hợp… các đương sự không thỏa thuận được về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Tòa án đình chỉ giải quyết việc dân sự về công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn và thụ lý vụ án để giải quyết”.                                                                                                                                                                   

3. Được coi là thuận tình ly hôn khi nào?

Để được coi là thuận tình ly hôn thì vợ chồng phải thống nhất được với nhau (trên cơ sở sự tự nguyện) về tất cả các vấn đề liên quan đến hôn nhân, bao gồm:

Đầu tiên là việc vợ chồng cùng tự nguyện, đồng thuận yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn, chấm dứt quan hệ hôn nhân;

Tiếp theo, là việc vợ chồng cùng thống nhất được việc nuôi dưỡng, chăm sóc, cấp dưỡng nuôi con; Vợ chồng cùng thống nhất về việc giải quyết tài sản chung (chia hoặc không, chưa chia), nợ chung.

Xem thêm: Căn cứ ly hôn theo pháp luật hiện hành 

–  Do đó nếu có bất kỳ nội dung nào trong số các nội dung trên mà vợ chồng không thống nhất được với nhau hoặc sự thỏa thuận đó không đảm bảo quyền lợi chính đáng của người vợ và con thì không được coi là TTLH, việc ly hôn được xác định là có tranh chấp, giải quyết theo hình thức ly hôn đơn phương, theo trình tự giải quyết tranh chấp về hôn nhân GĐ, như một “vụ án dân sự”.

-------------------------------------------------

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

Tags : Luật hôn nhân và gia đình 2014
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: