TẢO HÔN, KẾT HÔN CẬN HUYẾT THỐNG – NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU DO ĐÂU?
1. Về khái niệm tảo hôn và kết hôn cận huyết thống là gì?
Tảo hôn, kết hôn cận huyết là gì? Có thể hiểu tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn. Cụ thể như sau:
Với nam từ đủ 20 tuổi trở lên
Và nữ từ đủ 18 tuổi trở lên (Theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014 )
HNCHT là hôn nhân giữa nam và nữ trong cùng họ hàng thân thuộc chưa quá ba thế hệ, có thể hiểu là việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng huyết thống trực hệ với nhau và giữa những người có họ trong phạm vi ba đời.
=>> TH, KHCHT là một tập tục lạc hậu tồn tại lâu đời. Bây giờ cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đời sống văn hóa xã hội nên tình trạng này đã phần nào được ngăn chặn. Tuy nhiên ở một bộ phận dân cư thì việc tảo hôn, kết hôn cận huyết thông vẫn tồn tại và ngày càng có xu hương gia tăng.
2. Tảo hôn và kết hôn cận huyết thống do đâu?
a. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, tảo hôn, kết hôn cận huyết do ảnh hưởng của phong tục tập quán
Ta thấy rằng, việc kết hôn là sự gắn kết giữa nam và nữ nhằm duy trì phát triển giống nòi và tăng mối quan hệ gắn kết giữa hai gia đình. Kết hôn giữa anh em có thể giúp cho hôn nhân trở nên bền vững hơn và gắn bó mối quan hệ trong dòng tộc và giúp tiếp tục duy trì khối tài sản của dòng tộc.
Thứ hai, quy định của pháp luật về xử lý còn chưa nghiêm khắc, chưa đảm bảo tính răn đe
Ở nước ta do trình độ nhận thức chưa cao nên dẫn đến nhiều trường hợp vi phạm tảo hôn, kết hôn cận huyết thống. Mặt khác còn nhiều trường hợp không có ý thức chấp hành pháp luật, cố tình vi phạm.
Tiếp đến, do quan niệm truyền thống khiến mọi người ít cởi mở về giáo dục giới tính
Như chúng ta biết, việc không được tiếp cận các kiến thức về sinh sản đã khiến người dân không hiểu rõ được tác hại của vấn nạn này. Mặt khác họ chưa có chuẩn bị tâm lý cần thiết, phần nào làm gia tăng tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống
Ngoài ra còn một số nguyên nhân như: Sự khác biệt về địa lý, giữa vùng nông thôn và thành thị đã tạo ra những khác biệt lớn về điều kiện kinh tế, trình độ dân trí giữa người dân.
b. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, Xuất phát từ những khó khăn về kinh tế
Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn đã khiến nhiều cha mẹ lựa chọn cho con mình kết hôn nhằm giảm thiểu chi phí sinh hoạt, phải bán con để duy trì kế sinh nhai. Do vậy, kết hôn còn được coi là một cách để đưa các bé giá và bản thân gia đình đó thoát khỏi hoàn cảnh nghèo khổ.
Do đó, hầu như vấn nạn này chủ yếu xảy ra ở các vùng sâu, vùng xa và vùng dân tộc thiểu số, nơi có hoàn cảnh khó khăn. Thống kê trên thế giới hơn một nửa thế giới trẻ em gái trong các gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn ở các nước đang phát triển kết hôn từ dưới 18 tuổi
Bên cạnh đó, trình độ dân trí chưa cao, ý thức pháp luật của người dân còn hạn chế
Một là, do trình độ nhận thức chưa cao dẫn đến nhiều trường hợp không có ý thức chấp hành pháp luật, cố tình vi phạm.
Hai là, do quan niệm truyền thống khiến mọi người ít cởi mở về giáo dục giới tính
Cuối cùng, việc xử lý của chính quyền địa phương chưa mạnh mẽ. Việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật mang lại hiệu quả chưa cao
Nhận thấy ở nước ta, việc tuyên truyền phổ biến giáo dục giáo dục pháp luật được thực hiện từ trung ương đến địa phương đã có kết hợp với các biện pháp tuyên truyền pháp luật thông qua các phương tiện thông tin đại chúng,…Tuy nhiên những biện pháp tuyên truyền này thường chưa đạt hiệu quả cao.
————————————————-
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:
𝐂Ô𝐍𝐆 𝐓𝐘 𝐋𝐔Ậ𝐓 𝐓𝐍𝐇𝐇 𝐒𝐉𝐊𝐋𝐀𝐖
Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Website:https://sjklaw.vn/
Email: sjk.law@hotmail.com
Hotline: 0962420486