PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO?
PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO?
1. Quyền và nghĩa vụ (Q&NV) của bên nhờ mang thai hộ
Q&NV của bên nhờ MTHVMĐNĐ được quy định tại Điều 98 Luật HN&GĐ năm 2014. Sau này, Luật HN&GĐ năm 2014 lại quy định quyền và nghĩa vụ về việc giao và nhận con giữa các bên trong quan hệ MTHVMĐNĐ.
Với quy định tại Khoản 3 Điều 98 có mục đích để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đứa trẻ thì đứa trẻ được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật đối với di sản của bên nhờ mang thai hộ trong trường hợp bên nhờ MTH chết.
Xem thêm: Mang thai hộ vì mục đích thương mại
Tuy nhiên, thực tế có thể thấy rằng trong quá trình nhờ MTH và MTH sẽ có những phát sinh trái với mong muốn của các bên lúc ban đầu về vấn đề nhận con và giao con như đã thỏa thuận. Do vậy, khi bên nhờ MTH từ chối nhận con thì bên MTH có quyền yêu cầu TA buộc bên nhờ MTH nhận con. Và ngược lại thì bên MTH từ chối giao con thì bên nhờ MTH có quyền yêu cầu TAbuộc bên MTH giao con nhằm mục đích pháp luật cũng bảo vệ quyền nhận con của bên nhờ MTH.
Từ đó, có thể thấy MTHVMĐNĐ là một quy định mới thể hiện tính nhân văn của Nhà nước, mở ra niềm hy vọng cho những cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn khát khao làm cha mẹ. Tuy nhiên, quy định của Điều 98 Luật HN&GĐ năm 2014 về Q&NV của bên nhờ MTH vẫn còn tồn tại một số bất cập như sau:
Khó khăn đầu tiên là pháp luật hiện hành chưa có cơ chế kiểm soát việc chi trả các khoản chi phí của bên nhờ MTH đối với bên MTH như thế nào cho hợp lý để việc MTHVMĐNĐ không trở thành mục đích thương mại;
Hai là, quy định “bên nhờ MTH không được từ chối nhận con” (khoản 3 Điều 98)
Pháp luật quy định như vậy có nghĩa là pháp luật quy định nghĩa vụ nhận con đối với bên nhờ MTH là bắt buộc, không thay đổi. Nhưng trong một số tình huống khách quan như đứa trẻ sinh ra bệnh tật, cặp vợ chồng nhờ MTH ly hôn… mà hai bên muốn thỏa thuận chuyển quyền làm cha mẹ từ bên nhờ MTH sang bên MTH để đảm bảo quyền lợi cho đứa trẻ là không thể theo quy định nói trên. Mặt khác quy định này cũng có thể không đảm bảo được quyền được khai sinh của đứa trẻ theo quy định của LHT năm 2014 nếu xảy ra TH vì lý do nào đó mà bên nhờ MTH không nhận con
Ba là, về vấn đề ly hôn
Thì khoản 3 Điều 51 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”. Trong trường hợp MTHVMĐNĐ, người vợ nhờ MTH không đang mang thai nên quyền yêu cầu ly hôn của người chồng nhờ MTH không bị hạn chế. Tuy nhiên, điều này không hợp lý bởi các tác động từ vấn đề ly hôn của cặp vợ chồng nhờ MTH ít nhiều sẽ gây ra tâm lý lo lắng, e ngại của người MTH về việc đứa trẻ mình đang mang thai sau khi sinh ra sẽ như thế nào…, từ đó làm ảnh hưởng xấu đến quá trình mang thai và đứa trẻ.
2. Pháp luật quy định các quyền và nghĩa vụ của bên mang thai hộ như thế nào?
Q&NV của bên MTH được quy định tại Điều 97 Luật HN&GĐ năm 2014 như sau:
Nếu trong thời gian mang thai đứa trẻ cho đến khi sinh ra, thì người ở bên cạnh đứa trẻ nhất, thân nhất với đứa trẻ chính là người MTH cùng chồng của người đó, nên họ phải có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng đứa trẻ, đảm bảo cho sự phát triển tốt nhất của đứa trẻ.
Mặt khác, cũng trong thời gian người phụ nữ mang thai, nếu như bên nhờ MTH phải có trách nhiệm hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe sinh sản để người phụ nữ MTH cảm thẩy thoải mái, tập trung vào việc chăm sóc thai nhi.
Thế nhưng, từ những quy định trên ta thấy vẫn còn lỗ hổng trong các quy định của pháp luật hiện hành:
Một là, khoản 1 Điều 97 quy định cặp vợ chồng bên MTH có Q&NV như cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và chăm sóc, nuôi dưỡng con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ MTH. Quy định như vậy sẽ gây nhầm lẫn bên MTH chỉ có Q&NV vụ trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng đứa trẻ, mà trên thực tế để đảm bảo mọi lợi ích tốt cho đứa trẻ thì họ phải có quyền, nghĩa vụ trong tất cả các vấn đề liên quan đến đứa trẻ.
Hai là, bên MTH có nghĩa vụ tuân thủ quy định về thăm khám, sàng lọc để phát hiện, điều trị các bất thường, dị tật của bào thai; tuy nhiên, nếu bên MTH không tuân thủ quy định về thăm khám, sàng lọc thì cần giải quyết như thế nào để bắt buộc họ phải thực hiện hay không.
Xem thêm: Mang thai hộ vì mục đích thương mại
Cuối cùng, khoản 5 Điều 97 quy định bên MTH có quyền yêu cầu TA buộc bên nhờ MTH nhận con trong trường hợp bên nhờ MTH từ chối nhận con. Nhưng nếu chỉ quy định như vậy là ai sẽ chăm sóc, nuôi dưỡng đứa trẻ cho đến khi TA giải quyết yêu cầu của bên MTH? Đây là vấn đề mà pháp luật cần bổ sung cụ thể hơn để bảo đảm quyền lợi cho đứa trẻ được sinh ra trong trường hợp MTHVMĐNĐ.
-------------------------------------------------
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:
Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Website:https://sjklaw.vn/
Email: sjk.law@hotmail.com
Hotline: 0962420486