PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH ĐÃ BẢO VỆ TỐT TRẺ EM TRONG MỐI QUAN HỆ CHA MẸ NUÔI VÀ CON NUÔI HAY CHƯA? HÀNH VI PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ GIỮA CON NUÔI VÀ CON ĐẺ BỊ XỬ LÝ RA SAO?
PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH ĐÃ BẢO VỆ TỐT TRẺ EM TRONG MỐI QUAN HỆ CHA MẸ NUÔI VÀ CON NUÔI HAY CHƯA?
1. Q&NV của cha mẹ nuôi và con nuôi
- Nếu việc nhận nuôi con nuôi được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật thì mối quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi được thiết lập.
- Kể từ ngày bàn giao con nuôi, con nuôi và cha mẹ nuôi con có đầy đủ các Q&NV của cha mẹ và con theo quy định của pháp luật.
- Các quyền và nghĩa vụ bao gồm các Q&NV về nhân thân và các quyền, nghĩa vụ về tài sản. Đó là các quyền như:
+ Chăm sóc, yêu thương, nuôi dưỡng, giáo dục và đại diện cho con chưa thành niên;
+ Quyền thừa kế tài sản;
+ Nghĩa vụ về cấp dưỡng;
+ Quyền quản lý về tài sản của người con nuôi chưa thành nên;
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất, tài sản do hành vi trái luật hay phạm pháp của con nuôi chưa thành niên gây ra
=>> Cha mẹ nuôi không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi hoặc hành hạ, xúc phạm con, không được lạm dụng sức lao động của con nuôi.
2. Mức xử phạt đối với hành vi phân biệt đối xử giữa con nuôi và con đẻ
Đối với xử lý hành chính, mức xử lý hành chính là được quy định cụ thể tại Khoản 1 điều 62 Nghị định 82/2020/ ND-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân gia đình, thi hành án DS, phá sản công ty doanh nghiệp, hợp tác xã:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây
- Khai man, khai không đúng sự thật để đăng ký việc nuôi con nuôi;
- Có sự phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi;
- Không tuân thủ nghĩa vụ báo cáo về tình hình phát triển của con nuôi trong nước;
- Tẩy xoá, sửa chữa nên dẫn đến làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức,
Như vậy, có thể thấy mức xử phạt hành chính đối với hành vi phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi là từ 1 triệu đến 3 triệu đống.
3. Đánh giá
Như vậy, trẻ em được nhận là con nuôi có đầy đủ tất cả các quyền và nghĩa vụ như con đẻ. Do đó, khi cha mẹ nuôi vi phạm quyền và nghĩa vụ đối với con nuôi. Tùy trường hợp sẽ có biện pháp xử lý thích hợp. Tuy nhiện, cũng có thể thấy việc kiểm soát thực hiện quyền và nghịa vụ của cha mẹ nuôi đối với con nuôi là rất khó, kéo theo việc đảm bảo quyền trẻ em được thực hiện chưa thực sự hiệu quả.
Đồng thời, biện pháp xử lý vi phạm hành chính còn mang tính chất cảnh cáo. Mức xử phạt còn nhẹ. Và chưa đủ tính răn đe đối với hành vi xâm phạm quyền trẻ em
-------------------------------------------------
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:
Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Website:https://sjklaw.vn/
Email: sjk.law@hotmail.com
Hotline: 0962420486