PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT
  • 30/122021
  • Trợ lý lý Luật sư Thu Hoài

PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT

Di sản thừa kế là di sản mà người chết để lại, di sản bao gồm cả tài sản riêng của người chết và phần tài sản trong khối tài sản chung của người chết với người khác.

1. Thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo pháp luật được đặt ra khi người chết không để lại di chúc hoặc di chúc không hợp pháp, những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế, và trường hợp những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

2. Các hàng thừa kế theo quy định của pháp luật

BLDS năm 2015 quy định các hàng thừa kế bao gồm 03 hàng sau:

- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết

- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại

- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Nguyên tắc chia thừa kế theo pháp luật: Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau và những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

3. Phân chia di sản theo pháp luật

Việc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật được thực hiện theo quy định tại VBHN số 07/2018 văn bản hợp nhất Luật Công chứng, cụ thể:

Việc thừa kế theo pháp luật, người nhận thừa kế sẽ tiến hành thực hiện thông qua văn bàn thỏa thuận phân chia di sản và văn bản khai nhận di sản thừa kế.

Thứ nhất, về văn bản thỏa thuận phân chia di sản: Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản. Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.

Thứ hai, về văn bản khai nhận di sản thừa kế: Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.

Do đó để nhận di sản thừa kế, người nhận thừa kế phải công chứng một trong hai loại văn bản trên, thủ tục công chứng như sau:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ:

- Phiếu yêu cầu công chứng

- Giấy tờ chứng minh quan hệ với người để lại di sản và người yêu cầu công chứng

- Giấy chứng tử hoặc các giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết

- CCCD, CMND, sổ hộ khẩu, hộ chiếu, sổ tạm trú… của người thừa kế

- Dự thảo VB thỏa thuận phân chia di sản hoặc VB khai nhận di sản thừa kế

- Các giấy tờ liên quan đến di sản thừa kế: GCN quyền sử dụng đất, đắng ký xe ô tô… Sau khi nộp đủ giấy tờ, hồ sơ, Công chứng viên sẽ xem xét, kiểm tra. Nếu đầy đủ thì sẽ tiếp nhận, thụ lý và ghi vào sổ công chứng. Ngược lại nếu hồ sơ không đầy đủ thì người thừa kế sẽ được hướng dẫn và yêu cầu bổ sung. Nếu không có cơ sở giải quyết thì giải thích và từ chối tiếp nhận.

Bước 2: Niêm yết công khai

Việc niêm yết được tiến hành tại trụ sở của UBND cấp xã, thị trấn nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản. Thời gian niêm yết là 15 ngày.

Bước 3: Ký công chứng và trả kết quả

Sau khi nhận được kết quả niêm yết không có khiếu nại, tố cáo thì tổ chức,cơ quan có thẩm quyền sẽ hướng dẫn người thừa kế ký Văn bản khai nhận di sản hoặc Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Sau đó, Công chứng viên yêu cầu người thừa kế xuất trình bản chính các giấy tờ, hồ sơ đã nêu ở trên để kiểm tra, đối chiếu trước khi ký xác nhận vào lời chứng và từng trang của văn bản. Khi hoàn tất hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền, tổ chức hành nghề công chứng sẽ tiến hành thu phí, thù lao công chứng và trả lại bản chính của Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hoặc Văn bản khai nhận di sản thừa kế cho người thừa kế.

Lưu ý:

- Phí công chứng được tính dựa trên giá trị di sản thừa kế cụ thể quy định tại TT 257/2016/TT-BTC

Trên đây là nội dung tư vấn của công ty chúng tôi

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH SJKLAW

📍 Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận cầu giấy Cầu Giấy, thành phố Hà NộiNội

🌍 Website: https://sjklaw.vn/

📩 Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

Tags : Phân chia di sản, Thừa kế, Thừa kế theo pháp luật
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: