NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ TẢO HÔN
  • 29/102021
  • TRỢ LÝ LUẬT SƯ - TIẾN ĐẠT

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ TẢO HÔN

1. Khái niệm

          Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một hoặc cả hai bên chưa đủ độ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình. (Khoản 8 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2015)

          Pháp luật quy định các điều kiện kết hôn khi hai bên muốn xác lập quạn hệ vợ chồng:

          - Đáp ứng điều kiện về độ tuổi cụ thể là nữ từ đủ 18 tuổi trở lên và nam từ đủ 20 tuổi trở lên

          - Đáp ứng điều kiện về ý chí tự nguyện khi kết hôn, không bị cưỡng ép, lừa dối, đe dọa

          - Hai bên chủ thể phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự: Không bị mất năng lực dân sự: như mắc các hội chứng về tâm lý thần kinh, bênh tâm thần…

          - Không thuộc các trường hợp cấm kết hôn:

+ Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

+Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

+ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

- Việc kết hôn phải được đăng ký, xác nhận tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Từ những căn cứ trên có thể xác định tảo hôn là việc một hoặc cả hai bên nam nữ vi phạm quy định về điều kiện đủ độ tuổi khi kết hôn, vi phạm điểm a khoản 1 Điều 8 Luật HN&GĐ năm 2014. Có thể nữ chưa đủ 18 tuổi trở lên hoặc nam chưa đủ 20 tuổi trở lên, cả nam và nữ đều chưa đủ tuổi.

Ví dụ: Anh A 18 tuổi kết hôn với chị B 20 tuổi => Anh A chưa đáp ứng điều kiện về độ tuổi.

Chị H 16 tuổi kết hôn với anh T 18 tuổi => cả hai bên đều vi phạm quy định Pháp luật về độ tuổi.

Tổ chức tảo hôn là việc tổ chức kết hôn cho những người chưa đủ độ tuổi kết hôn theo quy định cuả Pháp luật HN&GĐ.

2. Nguyên nhân

          Nguyên nhân của tình trạng tảo hôn là do ảnh hưởng của phong tục tập quán lạc hậu, ăn sâu vào lối sống, nhận thức của người dân, chi phối trong đời sống sinh hoạt của đồng bào dân tộc thiểu số.

          Thường đồng bào thiểu số quan niệm lấy chồng sớm sẽ có chỗ dựa, có thêm lao động giúp đỡ việc nhà, lo việc đồng áng….

3. Hậu quả

          Tảo hôn không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật mà bên cạnh đó còn gây ra hậu quả nghiêm trọng đến chính cá nhân đó, gia đình và xã hội. Tảo hôn ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, thể chất, sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Ngoài ra còn ảnh hưởng đến quá trình chăn sóc, giáo dục, phát triển của trẻ em. Làm gia tăng dân số, ảnh hưởng chất lượng của dân số.

          Hiện nay, tình trạng tảo hôn đã được cải thiện đáng kể tuy nhiên tình trạng này vẫn diễn ra phổ biến tại ở những miền vùng sâu, vùng xa, đặc biệt các anh em dân tộc ít người, trình độ hiểu biết pháp luật còn hạn chế, chưa nhận thức được hậu quả nghiêm trọng của hành vi tảo hôn, không chỉ ảnh hưởng đến bản thân cá nhân nam, nữ kết hôn mà còn ảnh hưởng đến gia đình và xã hội.

4. Chế tài xử lý

          Tảo hôn là một trong những hành vi mà Pháp luật cấm, do vậy pháp luật quy định các biện pháp chế tài rất cụ thể và rõ ràng. Hành vi tảo hôn không chỉ bị xử phạt hành chính mà còn có thể bị xử lý hình sự.

          Hiện nay, pháp luật quy định các biện pháp xử phạt hành chính về hành vi tảo hôn tại Điều 53 Nghị định 82/2020 như sau:

           Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án.

Từ đó có thể thấy, hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ độ tuổi kết hôn và hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật vơí người chưa đủ độ tuổi kết hôn mặc dù đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án thì sẽ bị xử phạt hành chính theo nghị định 82/2020.

Ngoài ra tại Điều 183 Bộ luật hình sự năm 2015 cũng quy định về biện pháp xử lý hành vi tảo hôn như sau: Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.

5. Giải pháp khắc phục

          Nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật, tìm hiểu trau dồi thêm các kiến thức về pháp luật như: điều kiện kết hôn, đăng ký kết hôn, đăng ký khai sinh… nâng cao kiến thức về cả sức khỏe sinh sản.

          Tuyên truyền, giáo dục pháp luật HN&GĐ, giáo dục sức khỏe sinh sản.

          Nâng cao hiệu lực pháp luật, quản lý nhà nước và thực thi nghiêm minh theo pháp luật.

          Mọi vướng mắc cần giải đáp hoặc để được sử dụng dịch vụ. Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

Luật sư CÔNG TY LUẬT TNHH SJKLAW

Hotline yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn: 0962420486

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: sjk.law@hotmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng ./.

 

 

 

         

 

 

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: