MỘT SỐ VƯỚNG MẮC TRONG ĐỊNH TỘI ĐỐI VỚI CÁC TỘI XÂM PHẠM VỀ TÍNH MẠNG
Thứ nhất, vướng mắc do phải xác định lỗi của chủ thể; là cố ý hay vô ý đối với hậu quả chết người.
Vướng mắc này có thể dẫn đến định tội sai giữa tội giết người và tội cố ý gây thương tích; hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Đó có thể là định tội sai giữa tội giết người (chưa đạt); và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; hoặc giữa tội giết người (hoàn thành) và tội cố ý gây thương tích; hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (trong trường hợp “làm chết người”).
Việc xác định đúng lỗi của chủ thể không chỉ giúp định tội đúng là tội giết người (hoản thành); hay là tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; trong trường hợp “làm chết người”; mà còn giúp xác định đúng tội danh trong các trường hợp:
– Nếu hậu quả chết người chưa xảy ra nhưng chủ thể mong muốn hậu quả này (lỗi cố ý trực tiếp); thì hành vi cấu thành tội giết người chưa đạt
– Nếu hậu quả chết người chưa xảy ra và chủ thể không mong muốn nhưng chấp nhận hậu quả này – có ý thức để mặc (lỗi cố ý gián tiếp) hoặc tin hậu quả nay không xảy ra – loại trừ khả năng hậu quả chết người xảy ra; thì hành vi chỉ cấu thành tội cố ý gây thương tích; hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (nếu thỏa mãn dấu hiệu của vi phạm này).
– Nếu hậu quả chết người xảy ra; và chủ thể mong muốn hoặc chấp nhận hậu quả này (lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp); thì hành vi cấu thành tội giết người.
– Nếu hậu quả chết người xảy ra những chủ thể không mong muốn; mà tin hậu quả này không xảy ra (lỗi vô ý) thì hành vi cấu thành tội tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (trong trường hợp tăng nặng TNHS – làm chết người).
Vướng mắc trong xác định xác định lỗi còn có thể dẫn đến định tội sai; giữa tội giết người và tội vô ý làm chết người. Trong thực tế, đó là trường hợp sử dụng điện để bẫy chuột; bảo vệ hoa màu; hoặc để chống trộm cắp gây hậu quả chết người. Vấn đề phức tạp ở chỗ là phải xác định thái độ chủ quan của thủ phạm; đối với hậu quả chết người để xác định lỗi và qua đó xác định tôi danh.
Do có khó khăn trong xác định lỗi của chủ thể nên các cơ quan có trách nhiệm đã đưa ra một số hướng dẫn cụ thể. Đó là Thông báo của Cục cảnh sát điều tra; Công văn của Viện Kiểm sát nhân dân; Công văn của TANDTC. Nhưng để đảm bảo tính pháp lý, cần xây dựng chung các nội dung hướng dẫn.
Thứ hai, vướng mắc trong áp dụng dấu hiệu định tội; của giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.
Thực tiễn áp dụng các dấu hiệu định tội giết người; trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh; thường gặp khó khăn khi phải xác định trạng thái tinh thần của bị cáo; đó là “bị kích động mạnh”. Việc xác định một người có bị kích động mạnh; về tinh thần hay không là một vấn đề phức tạp trên thực tế.
Bởi vì trạng thái tâm lý của mỗi người có thể là khác nhau; khi bị tác động bởi sự việc tương tự. Vì vậy, không thể có sẵn một chuẩn mực để “đo” tình trạng kích động về tinh thần của con người; mà phải căn cứ vào từng trưởng hợp cụ thể; xem xét một cách toàn diện các tình tiết của vụ án; nhân thân người vi phạm; quá trình diễn biến của sự việc; nghề nghiệp; trình độ văn hoá; hoạt động xã hội; quan hệ giữa người vi phạm với người bị hại …
Thứ ba, vướng mắc trong áp dụng dấu hiệu định tội; của tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Đối với trường hợp “vượt qua giới hạn phòng vệ chính đang”; vướng mắc gặp phải là vướng mắc khi xác định hành vi chống trả là cần thiết”; hay không cần thiết. Nếu xác định là “cần thiết”; thì đó là trường hợp không có tội; và nếu xác định là “rõ ràng không cần thiết” thì đó là trường hợp phạm tội giết người; do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Về vấn đề này đã có văn bản hướng dẫn của TANDTC. Tuy nhiên, văn bản này gắn với nội dung của BLHS năm 1985; và khi đó ranh giới giữa phòng vệ chính đáng; và vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được xác định là “tương xứng hay không tương xứng”. Do đó, hiệu quả giải thích của văn bản cũng bị hạn chế.
————————————————
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:
𝐂Ô𝐍𝐆 𝐓𝐘 𝐋𝐔Ậ𝐓 𝐓𝐍𝐇𝐇 𝐒𝐉𝐊𝐋𝐀𝐖
Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Website: https://sjklaw.vn/
Email: sjk.law@hotmail.com
Hotline: 0962420486