MỘT SỐ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ ĐẠI DIỆN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG TRÊN THỰC TẾ
  • 19/092022
  • TRỢ LÝ LUẬT SƯ - TIẾN ĐẠT

MỘT SỐ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ ĐẠI DIỆN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG TRÊN THỰC TẾ

  1. Một số những thuận lợi

Như chúng ta thấy hiện nay các QPPL làm căn cứ cho việc xác định và giải quyết các tranh chấp về quyền đại giữa cho nhau giữa hai người vợ hoặc chồng trong việc xác lập, thực hiện hay hoặc chấm dứt các giao dịch dana sự đã được QH và các cơ quan có thẩm quyền quan tâm và đồng thời giải quyết hạn chế phần nào được những khó khăn, vướng mắc của PL hôn nhân cũ.

Thứ nhất, theo quy định mới nhất của PL hôn nhân thì các bên tham gia giao dịch sẽ không phải định lượng số tài sản chung của hai người là tài sản nào có giá trị lớn hơn tài sản nào để tham gia giao dịch chung nữa. Mà luật đã quy định minh bạch các bước giao dịch có liện quan đến việc định đoạt

Thứ hai, một số các quy định về đại diện giữa vợ và chồng trong 1 số những trường hợp như là trong quan hệ kinh doanh hay liên quan tới TS mà giấy nhận quyền sở hữu, giấy CNQSĐ đối với loại tài sản chung nhưng lại chỉ được ghi tên một trong hai thì cũng đã có những quy định cụ thể hóa và chặt chẽ hơn rất nhiều, có sự theo sát với thực tiễn cuộc sống.

Thư ba, Rõ ràng vấn đề đại diện này hiện nay cũng đã được bản thân vợ chồng có sự quan tâm và vận dụng vào trong thực tế hiệu quả hơn rất nhiều vì pháp luật đã có những quy định mang tính thiết thực và có sự liên quan chặt chẽ hơn giữa vợ và chồng và đặc biệt tỏng một số tình huống bất thường mà không may gặp phải trong cuộc sống như tai nạn,…

  1. Một số những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện các quy định về đại diện giữa vợ và chồng

Thứ nhất, khó khăn lớn nhất đó chính là sự ảnh hưởng của những phong tục tập quán truyền thống

Đó là về vấn đề vai trò mang tính gia trưởng của người với tư cách làm chồng trong việc thực hiện các giao dịch hay chấm dứt giao dịch đó mà có liên quan tới tài sản chung của hai bên vợ chồng. Rõ ràng thực tế đã cho thấy có rất nhiều người vợ vẫn phải phụ thuộc vào các quyết định của người chồng do đó họ phải chấp nhận việc đại diện của chồng trong cả những những trường hợp người vợ có thể tự mình thực hiện tốt các giao dịch có liên quan đó.

Thứ hai, khó khăn do sự tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khiến các tranh chấp về hôn nhân và gia đình ngày càng trở nên phức tạp và khó giải quyết hơn.

Như chúng tá biết, trong thời gian vừa qua với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thì số lượng các vụ án nói chung và các vụ án về hôn nhân và gia đình nói riêng đã gia tăng nhiều cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là những tranh chấp về tài sản của vợ chồng. Điều này đã dẫn đến nhiều những bất cập khó kahwn trong việc giải quyết các tranh chấp có liên quan đến hôn nhân và gia đình.

Thứ ba, một số những tồn tại cụ thể như:

– Về căn cứ để xác lập đại diện giữa vợ và chồng

Vấn đề đặt ra về quy định này đó là nếu như người vợ hoặc chồng mà là giám hộ đương nhiên của của người chồng hoặc vợ bị mất NLHVDS mà họ lại lợi dụng chính quyền giám hộ đó mà lại làm quá mức giám hộ và dẫn đến những trường hợp không bảo đảm được quyền và lợi ích tốt nhất cho người được đại diện và gây ra thiệt hại về tài sản cho người đó, vậy nếu trường hợp này xảy ra thì sẽ giải quyết như thế nào? Pháp luật chưa có quy định cụ thể về vấn đề này.

– Về thời điểm mà phát sinh quan hệ về vấn đề đại diện

Pháp luật chưa có quy định cụ thể nào về thời điểm được xác định là thời điểm bắt đầu mà giao dịch dân sự phải thực hiện qua chế định đại diện. Cho nên điều này cũng khiến cho việc thực thi những quy định về PL đại diện và các quy định PL có liên quan khác trên thực tế đã gặp phải nhiều những khó khăn bất cập cho không chỉ chính những chủ thể tham gia mà còn cho cả những cơ quan thực hiện giải quyết các tranh chấp.

– Về phạm vi đại diện giữa vợ và chồng

Bất cập xảy ra đối với vấn đề này đó là nếu một bên làm giám hộ cho bên kia thì đại diện cho bên đó xác lập các giao dịch có liên quan đến tài sản riêng được đại diện vì lợi ích của người đại diện mà nếu có xảy ra các phát sinh liên quan đến quyền và lợi ích của người đó thì người đại diện đó liệu có phải chịu trách nhiệm gì hay không ? và giới hạn được quy định đó là vì lợi ích của người có tài sản được xác định cụ thể như thế nào? Và người thực hiện giám sát việc giám hộ thì có những quyền hay NV gì?

– Về đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh

Trong trường hợp các văn bản thoa thuận không thể thực hiện được một cách rõ ràng thì việc quy định người có quyền tự mình quyết định thực hiện các giao dịch có sự liên quan tới TS thì có bao gồm tất cả các quyền như chiếm hữu, sử dụng và định đoạt hay không? Đồng thời nếu loại tài sản đó mà thuộc các quy định trong các TH tại điểm abc khoản 2 điều 35 luật hôn nhân hiện hành thì liệu rằng người đang đưa TS chung vào việc kinh doanh có quyền tự mình định đoạt loại tài sản đó hay không?

————————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

𝐂Ô𝐍𝐆 𝐓𝐘 𝐋𝐔𝐓 𝐓𝐍𝐇𝐇 𝐒𝐉𝐊𝐋𝐀𝐖

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

Tags : Luật hôn nhân và gia đình 2014, đại diện vợ và chồng
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: