MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO
  • 29/112022
  • Trợ lý lý Luật sư Cao Vân

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO

1. Hoàn thiện các khái niệm pháp lí có liên quan đến chế định mang thai hộ trong pháp luật Việt Nam hiện nay

 - Về các khái niệm khoa học có liên quan như MTHVMĐNĐ, MTHVMĐTM cần được xây dựng theo hướng có sự thống nhất về mặt bản chất của MTH để đưa ra cách giải thích từ ngữ phù hợp. Theo đó các khái niệm MTHVMĐNĐ, MTHVMĐTM cần được điều chỉnh theo hướng:

    + “MTHVMĐNĐ là việc của một phụ nữ mang thai tự nguyện giúp cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai hay sinh con ngay cả khi có kết hợp áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của  chồng để thụ tinh ống nghiệm , sau đó được cấy vào tử cung của người phụ nữ đề mang thai và sinh con”.

    + “MTHVMĐTM là việc một người phụ nữ mang thai và sinh con cho một người khác để có thể nhận dược lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác bằng việc áp dụng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm từ noãn không phải của người mang thai, phôi sau đó được cấy vào cơ thể của người này và sinh con ra”.

2. Hoàn thiện quy định về điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

a. Điều kiện đối với bên nhờ MTHVMĐNĐ

    Để thực hiện MTH cho mục đích nhân đạo, trước tiên bên như MTH phải là cặp vợ chồng hợp pháp. Tuy nhiên pháp luật hiện hành không hoặc chưa có các điều khoản quy định cụ thể đối với việc xác định các bên có đủ điều kiện nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo trong một số trường hợp cụ thể như kết hôn trái pháp luật nhưng đã đủ điều kiện đồng thời có đơn yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân không. Do đó trong trường hợp mà bên nhờ mang thai hộ kết hôn trái pháp luật thì cần có hướng dẫn cụ thể.

b. Điều kiện đối với bên MTHVMĐNĐ

-  Điểm b khoản 3 Điều 95 Luật HN và GĐ năm 2014 quy định người MTH phải “ đã từng sinh đẻ một đứa trẻ và chỉ được MTH một lần”.  Quy định này cần có hướng dẫn cụ thể về thuật ngữ” chỉ được MTH một lần”.  Để đảm bảo mục tiêu cuối cùng của MTHVMĐNĐ thì quy định trên cần được tiếp cận dưới góc độ là một lần MTH kịp thời. 

3. Bổ sung nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về thủ tục MTHVMĐNĐ

      Một là, hồ sơ đề nghị thực hiện kĩ thuật MTHVMĐNĐ cần quy định bổ sung thêm các tài liệu về văn bản để chứng minh quan hệ hôn nhân giữa bên nhờ MTH là văn bản mang tính bắt buộc trong hồ sơ đề nghị thực hiện MTHVMĐNĐ.

      Hai là, cần sửa đổi điểm d Điều 14 Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định về việc xác nhận tình trạng chưa có con chung của vợ chồng do UBND cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của vợ chồng nhờ MTH xác nhận theo hướng bản xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú của vợ chồng nhờ MTH về tình trạng vợ chồng chưa có con chung để tuân thủ phù hợp với quy định của Luật cư trú sửa đổi, bổ sung năm 2013 của chủ thể nhờ MTH trong trường hợp họ không có nơi có hộ khẩu thường trú.

4. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các bên thực hiện MTHVMĐNĐ

     Một là, khoản 1 Điều 97 Luật HN và GĐ năm 2014 nên điều chỉnh là một người phụ nữ đang MTH và người chồng của người này có các Q&NV của cha mẹ đối với đứa trẻ từ thời điểm lúc bắt đầu mang thai cho đến thời điểm chuyển chuyển giao đứa trẻ cho bên nhờ MTH”. các quy định như trên là mang tính đồng bộ và đảm bảo quyền và lợi ích bên MTH và cụ thể là lợi ích và quyền của đứa trẻ được sinh ra.

     Hai là, khoản 2 Điều 98 Luật HN và GĐ năm 2014 nên sửa đổi theo hướng quy định như sau: “Bên nhờ MTHVMĐNĐ có các quyền nhan thân và tài sản, các quyền khác đối với cha, mẹ theo quy định của pháp luật kể từ thời điểm nhận con.” Điều này đồng nghĩa chỉ khi nào bên nhờ MTH nhận con thì khi đó giữa bên nhờ MTH và đứa trẻ mới có cơ sở để xác định các quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con.

Xem thêm: 

     Ba là, khoản 1 Điều 98 Luật HN và GĐ năm 2014 quy định: “Bên nhờ MTH có nghĩa vụ chi trả các chi phí thực tế để đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe sinh sản theo quy định của Bộ Y Tế”. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành vẫn chưa có cơ chế để kiểm soát việc chi trả của bên nhờ MTH đối với bên MTH các khoản chi phí ngoài danh mục trên hoặc trong danh mục nhưng định mức bao nhiêu là hợp lí.

5. Hoàn thiện quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

    Đối với quy định tại Điều 28 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 cần sớm công bố hoặc ban hành văn bản hướng dẫn quy định liên quan về việc giải quyết tranh chấp về MTH vì mục đích nhân đạo trong một số trường hợp cụ thể ví dụ như cơ sở y tế có sai sót trong việc thực hiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo dẫn đến phôi được cấy ghép vào cơ thể người MTH không phải là không được hình thành từ loại của người vợ và tinh trùng của người chồng nhờ mang thai hộ nên các bên khởi kiện cơ sở y tế hậu quả pháp lý trong việc giải quyết xác định quan hệ cha mẹ -con cáilà như thế nào?

6. Hoàn thiện quy định của pháp luật về chế tài xử lý hành vi vi phạm pháp luật về mang thai hộ

        Một là, đối với các chế tài về hành chính và dân sự thì nhà làm luật cần sớm ban hành văn bản quy phạm pháp luật xử phạt trong trường hợp có những hành vi vi phạm quy định về MTH và MTHVMĐNĐ.

      Hai là, đối với một số các chế tài hình sự thì cần lưu ý rằng để có cách hiểu và áp dụng thống nhất, cần khắc phục hạn chế tại Điều 187 BLHS năm 2015 bằng cách sửa lại tên điều luật theo hướng mở rộng tối đa chủ thể phạm tội như “TỘI MTHVMĐTM”. Theo đó, chủ thể bị xử lí vi phạm hình sự về tội MTHVMĐTM lúc này không chỉ là những người tổ chức mà ngay cả bên MTH nếu vi phạm nhiều lần cũng có thể bị xử lí.

-------------------------------------------------

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

Tags : Luật hôn nhân và gia đình 2014
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: