MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG
  • 16/092022
  • TRỢ LÝ LUẬT SƯ - TIẾN ĐẠT

MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG

Trên thực tế đã có rất nhiều vợ chồng sau khi ly hôn mà không thực hiện tốt nghĩa vụ cấp dưỡng của mình, nên đã gây ra nhiều khó khăn cho người trực tiếp nuôi con và cũng gây thiệt thòi cho những người con vốn đã chịu nhiều tổn thương về mặt tinh thần, tình cảm.

Do đó, để góp phần bảo đảm Quyền và lợi ích chính đáng của người được nhận cấp dưỡng nên pháp luật hôn nhân đã đặt ra một số biện pháp và chế tài xử lý nhằm cưỡng chế những hành vi trái luật như không thực hiện nghĩa vụ mà trốn tránh để cho việc thực thi nghĩa vụ này trên thực tế được thực hiện hiệu quả.

Thứ nhất, đã ghi nhận quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thi hành án cấp dưỡng cho con phải thực hiện nghĩa vụ.

Về quyền này được pháp luật ghi nhận cụ thể tại Điều 119 Luật HN&GĐ năm 2014

Như vậy thì những người được cấp dưỡng hoặc cha mẹ, người giám hộ của người được cấp dưỡng, người thân thích, cơ quna quản lý nhà nước về gia đình….có quyền yêu cầu cơ quan TA buộc người nào không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

Đồng thơi, pháp luật còn có quy định thêm cá nhân hay cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b,c và d khoản 2 Điều 119 yêu cầu TA buộc người không tự giác, tự nguyện thực hiện NV cấp dưỡng phải thực hiện.

Thứ hai, PL còn ghi nhận biện pháp trừ vào thu nhập của người có nghĩa vụ

Thế nhưng hiện nay, theo pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành thì không có quy định về biện pháp khấu trừ này. Mà biện pháp này được quy định tại Điều 78 luật thi hành án dân sự 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014

Để có thể bắt buộc những người có hành vi trốn tránh nghĩa vụ thực hiện thì khoản cấp dưỡng có thể được trừ vào thu nhập của người đó. Việc quy định trừ bao nhiêu phần trăm thu nhập dựa theo căn cứ của pháp luật, cao nhất là 30% tổng số tiền được nhận hàng tháng

Mặt khác, nhận thấy việc thực hiện có hiệu quả biện pháp này là không dễ dàng, Bởi lẽ không phải cơ quan, tổ chức nào cũng có thiện chí hợp tác trong việc khấu trừ khoản thu nhập hợp pháp của người có nghĩa vụ thực hiện cấp dưỡng.

Thứ ba, về biện pháp xử lý vi phạm hành chính và xử lý hình sự

Bên cạnh những biện pháp như trên thì để có thể bảo đảm nghĩa vụ cấp dưỡng cho con nói riêng và NV cấp dưỡng nói chung được thực hiện một cách đạt hiệu quả thì pháp luật còn quy định hai chế tài để xử lý các hành vi chống đối thực hiện nghĩa vụ

Về xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm luật hôn nhân và gia đình hiện nay được quy định tại nghị định 82/2020/ ND-CP. 

Còn đối với xử lý hình sự thì hành vi này được quy định tại Điều 168 BLHS 2015.

Theo đó để có thể xử lý theo hai hình thức này thì cần đáp ứng những điều kiện nhất định.

————————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

𝐂Ô𝐍𝐆 𝐓𝐘 𝐋𝐔𝐓 𝐓𝐍𝐇𝐇 𝐒𝐉𝐊𝐋𝐀𝐖

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

 

Tags : Luật hôn nhân và gia đình 2014
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: