LỢI DỤNG VIỆC NUÔI CON NUÔI NHẰM BÓC LỘT SỨC LAO ĐỘNG
03/122021
TRỢ LÝ LUẬT SƯ - TIẾN ĐẠT
LỢI DỤNG VIỆC NUÔI CON NUÔI NHẰM BÓC LỘT SỨC LAO ĐỘNG
Câu hỏi tư vấn:
Xin chào Luật sư, gia đình bạn tôi hiếm muộn mặc dù đã thực hiện nhiều biện pháp nhưng hiện nay vẫn chưa thể có con. Sau nhiều lần bàn bạc và thống nhất thì gia đình bạn tôi quyết định nhận bé L 10 tuổi làm con nuôi. Thời gian đầu tôi thấy hai vợ chồng bạn rất thương cháu bé chăm sóc nuôi dưỡng. Tuy nhiên 01 năm sau khi người chồng phải đi làm ăn xa, còn người vợ là chị H ở nhà thì khi cháu L đi học về không chỉ yêu cầu cháu phải làm hết mọi việc trong nhà, không chỉ có vậy nghe cháu kể chị L còn yêu cầu cháu phải đi làm thuê cho những quán gần nhà và yêu cầu giao hết số tiền kiếm được cho chị, chị L còn nói ngay không kiếm được tiền thì sẽ đánh đập và không cho vào nhà. Tôi muốn hỏi hành vi của chị L nhận con nuôi nhằm bóc lột sức lao động có vi phạm pháp luật hay không? Và sẽ bị xử lý như thế nào?
Yêu cầu tư vấn:
Hành vi nhận con nuôi nhằm mục đích bóc lột sức lao động có vi phạm pháp luật hay không? Biện pháp xử lý?
Căn cứ pháp lý:
Luật nuôi con nuôi năm 2010
Nghị định 82/2020/NĐ-CP
Luật sư tư vấn:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến công ty chúng tôi, đối với vấn đề của bạn được Luật sư giải đáp như sau:
Pháp luật quy định cho phép nhận nuôi con nuôi để một phần nào giúp đỡ cho những cặp vợ chồng hiếm muộn, không có khả năng mang thai cũng như góp phần hỗ trợ giúp đỡ những trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi có một gia đình, có nơi nương tựa.
Việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình.
Nuôi con nuôilà việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi.
Ngoài việc quy định các điều kiện về người nhận nuôi, người được nhận nuôi, quy định về trình tự thủ tục nhận nuôi con nuôi, để bảo vệ quyền và lợi ích trẻ em cũng như hạn chế việc lợi dụng việc nhận nuôi con nuôi để thực hiện các hành vi không nhằm mục đích nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, pháp luật cũng quy định các hành vi bị nghiêm cấm khi nhận nuôi con nuôi, cụ thể được quy định tại Điều 13 Luật nuôi con nuôi năm 2010 như sau:
- Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em.
- Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi.
- Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.
- Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số.
- Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước.
- Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.
- Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Đối với trường hợp của bạn, thì chị H đã có những hành vi là bắt cháu L làm hết tất cả mọi việc trong nhà, không chỉ có thế chị H còn bắt cháu L đi làm thuê và phải giao hết số tiền đó cho chị. Hành vi chị L không chỉ vi phạm các chuẩn mực về đạo đức, xã hội, mà đây còn là hành vi vi phạm pháp luật trong việc nhận nuôi con nuôi. Pháp luật nước ta luôn có những quy định bảo vệ trẻ em và những người yếu thế trong xã hội phụ nữ và người già.
Do vậy, căn cứ theo quy định trên ta thấy hành vi của chị L là hành vi lợi dụng việc nuôi con nuôi để bóc lột sức lao động của trẻ em, của người được nhận nuôi.
Hành vi bóc lột sức lao động của người được nhận nuôi sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật, cụ thể căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 62 Nghị định 82/2020/NĐ-CP sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư đối với vấn đề của bạn.
-------------------------------------------------
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:
𝐂Ô𝐍𝐆𝐓𝐘𝐋𝐔Ậ𝐓𝐓𝐍𝐇𝐇𝐒𝐉𝐊𝐋𝐀𝐖
Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội