KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐỘ TUỔI KẾT HÔN
KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐỘ TUỔI KẾT HÔN
Kế thừa và phát huy những thành tựu của Luật HN & GĐ năm 1959, năm 1986 và năm 2000 của Nhà nước ta, Luật HN & GĐ năm 2014 ra đời với những sửa đổi, bổ sung theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn, đã góp phần xây dựng và bảo vệ chế độ HN & GĐ tiến bộ, ấm no, hạnh phúc ở Việt Nam, bảo vệ tốt hơn quyền của phụ nữ và cụ thể hóa hơn một số mối quan hệ trong gia đình
Tuy nhiên, Luật HN&GĐ vẫn còn một số điểm hạn chế, một số quy định chưa đạt hiệu quả cao trong việc thực hiện pháp luật. Dưới đây là một số giải pháp hoàn thiện về độ tuổi kết hôn:
1. Về giải pháp lập pháp
Với vấn đề này, Luật HN & GĐ 2014 cũng đã quy định về độ tuổi được kết hôn của nữ phải từ đủ 18 tuổi, nam từ đủ 20 tuổi, quy định này nhằm đảm bảo thống nhất với Bộ luật dân sự và Bộ luật Tố tụng dân sự đã quy định: “Người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên”, khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý; “ Đương sự là người từ đủ 18 tuổi trở lên có đầy đủ hành vi tố tụng dân sự.”.
Xem thêm: Một số giải pháp hoàn thiện về kết hôn theo pháp luật hiện hành
Việc nhà làm luật đặt ra quy định về độ tuổi được kết hôn của nữ phải từ đủ 18 tuổi, nam phải từ đủ 20 tuổi và có sự chênh lệch 02 tuổi giữa nam và nữ cũng phù hợp với tiêu chí một số nước trên thế giới. Bởi lẽ về vấn đề sinh lý thì giữa nam và nữ có nhiều điểm khác biết, do đó pháp luật phải đưa ra độ tuổi nào để phù hợp với cả hai bên.
Xem thêm: Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
- Nếu xét từ góc độ pháp luật thì nên sửa đổi tuổi kết hôn theo hướng nam, nữ đều đủ 18 tuổi trở lên được kết hôn. Quy định này sẽ mở rộng hơn về độ tuổi kết hôn đối với nam và có thể hạn chế được các tình trạng tảo hôn khi nam kết hôn mà chưa đủ 20 tuổi nhưng trên 18, về khía cạnh tuổi tác thậm chí có thể hơn cả nữ giới, nên việc hạ độ tuổi kết hôn của nam xuống là hợp lý. Cũng tránh được nhiều trường hợp phải kết hôn “chui”
Từ đó, có thể đánh giá việc quy định như vậy vừa bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất pháp luật trong công nhận, thực hiện, bảo vệ các quyền dân sự của cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên là người đã thành niên, có năng lực pháp luật để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong các quan hệ xã hội khác ngoài lĩnh vực dân sự…
- Thế nhưng, bên cạnh những ưu điểm thì vẫn luôn tồn tại những hạn chế nhất định. Đó là do sự thay đổi của điều kiện kinh tế, xã hội nên tâm sinh lý của giới trẻ bây giờ đã có nhiều sự phát triển và thay đổi, nên việc hạ độ tuổi kết hôn của nam xuống là hợp lý. Cũng tránh được nhiều trường hợp phải kết hôn “chui”
2. Giải pháp áp dụng pháp luật
Một là, bên cạnh việc củng cố và kiện toàn hệ thống pháp luật, các cấp, các ngành cần quan tâm hơn nữa trong công tác tuyên truyền, phổ biến áp dụng pháp luật về kết hôn để họ có thể tự chủ trong hành vi, tự bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Bởi việc tảo hôn, kết hôn trái pháp luật xảy ra chủ yếu bắt nguồn từ nguyên nhân do họ chưa hiểu biết rõ về pháp luật, không biết rằng hành vi như vậy bị xử phạt theo quy định của pháp luật và dẫn đến nhiều hệ lụy sau này. Bởi vậy, việc đẩy mạnh chính sách tuyên truyền, phổ biến bằng nhiều tiếng địa phương là cần thiết, giúp họ nắm được thông qua các hoạt động gặp gỡ chính quyền, những cán bộ có hiểu biết pháp luật.
Xem thêm: Một số giải pháp hoàn thiện về kết hôn theo pháp luật hiện hành
Hai là, cảnh cáo, khiển trách trước tiên là các cán bộ đầu ngành, chủ chốt của địa phương nơi có nhiều vụ việc kết hôn sớm xảy ra vì không quan tâm đến đời sống nhân dân. Đưa ra một số chính sách khen thưởng nhằm khích lệ, động viên nếu họ thực hiện đúng với quy định của pháp luật.
Ba là, dù cho hiện nay, tỉ lệ người sống độc thân ở Việt Nam ngày càng cao và được nhiều bạn trẻ hưởng ứng. Về vấn đề này, Nhà nước cần quan tâm hơn trong việc khuyến khích người dân kết hôn, sinh con trước 35 tuổi. Đưa ra chính sách khen thưởng để khích lệ họ. Bởi việc không kết hôn ảnh hưởng đến chất lượng dân số, người lao động, trình độ phát triển kinh tế,đất nước.
-------------------------------------------------
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:
Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Website:https://sjklaw.vn/
Email: sjk.law@hotmail.com
Hotline: 0962420486