KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC TRONG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT XÁC ĐỊNH CHA, MẸ, CON TẠI TAND VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
  • 16/092022
  • TRỢ LÝ LUẬT SƯ - TIẾN ĐẠT

KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC TRONG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT XÁC ĐỊNH CHA, MẸ, CON TẠI TAND VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

1. Áp dụng xđ cha mẹ con trong thực tiễn và nhứng hạn chế vướng mắc

XĐ cha mẹ con được quy định trong PL HN&GĐ và trong quá trình áp dụng, nhận thấy bên cạnh những điểm tiến bộ phù hợp thì còn có không ít những điểm hạn chế, khó khăn cần được khắc phục hoàn thiện để phù hợp với thực tiễn. Dưới đây là một số khó khăn, bất cập phổ biến:

Thứ nhất, sự tranh chấp về TQGQ tranh chấp của các CQNN được giao xác định cha, mẹ, con.

Có nhiều các quy  định, nhưng theo quy định của BLTTDS thì TA là cơ quan có thẩm quyền giải quyết “Tranh chấp về XĐ cha, mẹ cho con hoặc XĐ con cho cha, mẹ”  và “ Yêu cầu xác định cha, mẹ cho con hoặc con cho cha mẹ theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình” .

Tức là Tòa án có thẩm quyền giải quyết vấn đề liên quan đến xác định cha, mẹ, con cả trường hợp có tranh chấp và không có tranh chấp. không chỉ vây,  mà LHNVGĐ quy định “Cơ quan ĐK hộ tịch có thẩm quyền XĐ cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp”. Chính quy định này  gây thiếu thống nhất khi áp dụng pháp luật, khiến cơ quan tiến hành tố tụng lúng túng trong việc giải quyết và đồng thời gây ảnh hưởng tới quyền & lợi ích hợp pháp của các bên.

Thứ hai, người có quyền yêu cầu Tòa án xác định quan hệ cha mẹ con.

 Nhận thấy với trường hợp cha mẹ đã chết mà người chết đó không có yêu cầu XĐ cha, mẹ, con nhưng người thân thích của người đã chết lại muốn làm đơn đề nghị xác định đứa trẻ là cháu, hoặc là người thân của họ thì lại chưa có CCPL để họ có quyền yêu cầu TAND giải quyết.

Cùng với đó pháp luật lại không quy định thứ tự yêu cầu về việc XĐ cha, mẹ, con trong trường hợp quy định tại Điều 92 LHNGĐ nên sẽ dẫn đến việc bất kì chủ thể nào là người thân thích của người có yêu cầu XĐ cha, mẹ, con mà chết đều có quyền yêu cầu về xác định cha, mẹ, con cho người đó. vấn đề này sẽ gây khó khăn trong quản lý cũng như có thể ảnh hưởng đến quyền & lợi ích hợp pháp của chính cha, mẹ, con cần xác định.

Thứ ba, thủ tục tố tụng  để thụ lý GQVA trong trường hợp cha, mẹ, con đã chết.

Có thể thấy, VĐ bất cập đó chính là những người thân của người chết có thể họ không đồng ý cung cấp mẫu để giám định ADN thì chưa có cơ chế nào hữu hiệu để xác định được quan hệ trong trường hợp này hay nếu có khai quật tử thi lên thì cũng sẽ gặp nhiều khó khăn.

Thứ tư,  chứng cứ chứng minh quan hệ 

Trong cs, có những người bị yêu cầu không hợp tác hoặc hợp tác một cách không triệt để khi TA ra quyết định trưng cầu giám định để có cơ sở giải quyết vụ việc, bởi chính tình trạng này xảy đến do nhiều yếu tố tác động, có thể do họ không muốn nhận người con đó là con nên tìm cách từ chối hợp tác hoặc có thể vì lí do danh dự,… Từ đó dẫn đến khó khăn trong việc thu thập chứng cứ, gây ảnh hưởng tới quá trình giải quyết vụ việc.

Thứ năm, có một số TH xảy ra TH người vợ có thể ngoại tình và mang thai đứa con kp của chồng

Nếu dựa theo quy định của LHNGĐ năm 2014 thì chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con < 12 tháng tuổi, điều này ảnh hưởng đến lợi ích của người chồng. Nhưng việc khai sinh cho con vẫn lấy tên người chồng do không ly hôn được. Trong khi đó cha đứa bé lại là một người khác, dẫn đến sau này công việc giải quyết thay đổi hộ tịch cho đứa trẻ trở nên phức tạp

Thứ sáu, LHNGĐ năm 2014 không quy định việc XĐ lại quan hệ cha,mẹ, con trong trường hợp MTH

Thực tế nếu như có xảy ra tranh chấp nhưng không thừa nhận đứa trẻ sinh ra từ việc MTL thì có thể áp dụng tương tự khoản 2 Điều 88 LHNGĐ năm 2014 để giải quyết không? vấn đề này còn gây tranh cãi

2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật XĐ cha mẹ con

Thứ nhất, Luật HN&GĐ cần quy định rõ hơn các trường hợp XĐcha mẹ con theo TThành chính và TT tư pháp

Thứ hai, bổ sung quy định theo hướng bổ sung thẩm quyền giải quyết của TA theo thủ tục việc dân sự nhằm tạo sự thống nhất và phù hợp LHNVGĐ với BLTTDS.

Thứ ba, TANDTC, Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành có liên quan sớm ban hành các văn bản hướng dẫn quy định về trường hợp này cũng như ban hành các biễu mẫu tố tụng cho việc áp dụng được thống nhất và đúng với quy định của pháp luật.

Thứ tư, Cụ thể khoản 1 Điều 101 LHNVGĐ năm 2014 được sửa đổi bổ sung như sau: “ Cơ quan ĐKHT có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch; Tòa án nhân dân có thẩm quyền xác định cha, mẹ con theo quy định pháp luật về thủ tục giải quyết việc dân sự trong trường hợp không có tranh chấp”.

Thứ năm, PL cần hướng dẫn cụ thể theo hướng có thứ tự ưu tiên nhất định trong việc yêu cầu XĐ cha, mẹ, con khi người có yêu cầu chết. Chẳng hạn có thể tính theo quan hệ gần đến xa.

Thứ sáu, cơ quan có thẩm quyền cần ban hành văn bản hướng dẫn giải quyết thống nhất trong trường hợp người bị yêu cầu không hợp tác cung cấp chứng cứ, để giúp cho CQ có TQ giải quyết tốt hơn

Và cần bổ sung những quy định về nguyên tắc XĐ cha, mẹ, con ngoài giá thú cũng như CCPL để xác định cha, mẹ, con trong trường hợp này. Bên cạnh đó, cần hướng dẫn cụ thể về việc XĐ cha, mẹ, con khi sinh con bằng KTHTSS trong từng trường hợp nhất định hoặc đưa ra những dự liệu có thể xảy ra.

————————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

𝐂Ô𝐍𝐆 𝐓𝐘 𝐋𝐔𝐓 𝐓𝐍𝐇𝐇 𝐒𝐉𝐊𝐋𝐀𝐖

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

 

Tags : Luật hôn nhân và gia đình 2014
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: