KHI LY HÔN KHOẢN NỢ NGÂN HÀNG ĐƯỢC TÍNH NHƯ THẾ NÀO?
  • 06/122021
  • TRỢ LÝ LUẬT SƯ - TIẾN ĐẠT

KHI LY HÔN KHOẢN NỢ NGÂN HÀNG ĐƯỢC TÍNH NHƯ THẾ NÀO?

Câu hỏi tư vấn: 
Xin chào Luật sư, tôi có vướng mắc muốn được giải đáp như sau: Tôi và vợ tôi sau khi kết hôn vì vợ muốn đi học thêm nghề cắt tóc, làm đẹp và tôi cũng muốn kinh doanh nên vợ chồng tôi đã mượn sổ nhà đất của bố mẹ tôi vay ngân hàng số tiền là 200 triệu đồng. Do làm ăn thua lỗ nên vợ chồng tôi đã thanh lý cửa hàng và lấy laijd được 100 triệu đồng trả cho ngân hàng. Nhưng giờ càng về sau vợ chồng tôi càng xảy ra nhiều mâu thuẫn, vợ tôi thì cũng đã có người khác bên ngoài, nên tôi muốn ly hôn. Tuy nhiên tôi muốn hỏi nếu khi ly hôn thì số nợ ngân hàng này sẽ được tính thế nào? 
Yêu cầu tư vấn: 
            Khoản nợ ngân hàng sau khi ly hôn sẽ được tính thế nào?
Căn cứ pháp lý:
            Luật HN&GĐ năm 2017
Luật sư tư vấn:
            Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu đến tư vấn đến công ty chúng tôi, đối với vấn đề của bạn được Luật sư tư vấn như sau: 
            Pháp luật HN&GĐ năm 2014 quy định cả về nghĩa vụ chung của vợ chồng tại Điều 37 như sau: 
Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:
- Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm
- Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình
-  Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
-  Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
- Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
- Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.
Đối với nghĩa vụ riêng của vợ, chồng được quy định tại Điều 43 Luật HN&GĐ năm 2014 như sau:
Vợ, chồng có các nghĩa vụ riêng về tài sản sau đây:
- Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn
- Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định tại khoản 4 Điều 44 hoặc quy định tại khoản 4 Điều 37 của Luật này
- Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình
- Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng.
            Từ đây, có thể xác định trường hợp của vợ chồng bạn là sau khi kết hôn hai bạn có mượn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ) của ba mẹ bạn vay để kinh doanh và cho vợ bạn đi học làm đẹp, làm tóc và số tiền vay ngân hàng là 200 triệu đồng. Do làm ăn thua lỗ nên vợ chồng bạn đã thanh lý được 100 triệu đồng trả cho ngân hàng số nợ hiện tại cò là 100 triệu đồng. Nhưng hiện tại bạn muốn ly hôn vì vợ bạn ngoại tình, không chăm lo cho đời sống gia đình. Có thể xác định khoản vay 200 triệu đồng là khoản vay chung của hai vợ chồng bạn hình thành trong thời kỳ hôn nhân, sử dụng chung vì mục đích chung của cả hai vợ chồng bạn, để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình, để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình nên cả bạn và vợ bạn đều có nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng theo quy định của Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2014: Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này.
            Do đó, trong trường hợp của bạn thì vợ chồng bạn nên thỏa thuận với nhau về khoản nợ ngân hàng để có phương án giải quyết tốt nhất cho ngân hàng. Trong trường hợp vợ chồng bạn không thể thỏa thuận được với nhau về vấn đề phân chia khoản nợ ngân hàng chung của hai vợ chồng, lúc này, bạn có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết để quyết định phân chia nghĩa vụ trả nợ cho hai vợ chồng bạn, ngân hàng sẽ là bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án ly hôn của vợ chồng bạn.
        Về nguyên tắc, hai vợ chồng bạn sẽ phải có nghĩa vụ liên đới trả nợ, có thể hiểu khoản nợ chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân sau khi ly hôn sẽ được chia đôi, nhưng có tính đến các yếu tố sau:
            -  Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng
- Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập
- Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập
- Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Như vậy, tùy từng trường hợp, khoản nợ chung còn lại của bạn và vợ bạn là 100 triệu đồng, hai bạn nên tự thỏa thuận với nhau để trả tiền cho ngân hàng đúng thời hạn mà bên ngân hàng quy định. Trong trường hợp không thỏa thuận được với nhau thì hai bạn có quyền yêu cầu Tòa án để giải quyết khoản nợ chung của hai vợ chồng khi ly hôn.
Trên đây là nội dung tư vấn của công ty chúng tôi đối với vấn đề của bạn. 
 -------------------------------------------------
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:
𝐂Ô𝐍𝐆 𝐓𝐘 𝐋𝐔𝐓 𝐓𝐍𝐇𝐇 𝐒𝐉𝐊𝐋𝐀𝐖
 Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
 Website: https://sjklaw.vn/
 Email: sjk.law@hotmail.com
 Hotline: 0962420486  



 
 
Tags : Luật hôn nhân và gia đình 2014, ly hôn
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: