KHÁI NIỆM HÀNH VI KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM
  • 17/032023
  • Trợ lý Luật sư Cao Vân

KHÁI NIỆM HÀNH VI KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM

Những biểu hiện của mặt chủ quan là lỗi, mục đích phạm tội, động cơ phạm tội cũng luôn luôn gắn liền với hành vi khách quan. Hành vi khách quan là nguyên nhân gây ra sự biến đổi tình trạng của đổi tượng tác động và do vậy là nguyên nhân của sự gây thiệt hại cho quan hệ xã hội là khách thể của tội phạm. Hành vi khách quan là “cầu nối” giữa khách thể và chủ thể của tội phạm. Không thể nói đến chủ thể của tội phạm khi không có hành vi khách quan cũng như khi không có hành vi khách quan thì không thể nói đến khách thể bảo vệ của luật hình sự bị xâm hại để trở thành khách thể của tội phạm.

Với đặc điểm như vậy, hành vi khách quan được phản ánh trong tất cả các cấu thành tội phạm. Không có hành vi khách quan thì không có tội phạm.

Hành vi nói chung cũng như hành vi khách quan nói riêng được hiểu là “biểu hiện” của con người ra bên ngoài thế giới khách quan dưới hình thức cụ thể nhằm đạt mục đích có chủ định và mong muốn.

Như vậy, hành vi khách quan chỉ bao gồm những “biểu hiện” của con người ra thế giới khách quan mà mặt thực tế của nó được ý thức kiểm soát và ý chí điều khiển. Sự kiểm soát của ý thức và sự điều khiển của ý chí ở đây chỉ giới hạn đối với mặt thực tể của “biểu hiện”, vì khà năng nhận thức mặt ý nghĩa xã hội cũng như khả năng điều khiển “biểu hiện” phù hợp với những đòi hỏi của xã hội thuộc vấn đề khác. Đó là vấn đề năng lực lỗi của chủ thể và được đề cập khi nghiên cứu yếu tố chủ thể của tội phạm và yếu tố mặt chủ quan của tội phạm. Nếu coi hành vi phạm tội là hành vi có lỗi, là thể thống nhất giữa mặt khách quan (hành vi khách quan có tính gây thiệt hại cho xã hội) và mặt chủ quan (có lỗi) thì bản thân hành vi khách quan cũng là thể thống nhất giữa “biểu hiện” ra thế giới bên ngoài và quan hệ chủ quan bên trong của chủ thể với những “biểu hiện” đó. “Biểu hiện” của con người ra bên ngoài thế giới quan chỉ được coi là hành vi khi có mặt bên trong là sự kiểm soát của ý thức và sự điều khiển của ý chí. Chỉ khi có hành vi khách quan thì lúc đó vấn đề lỗi (mặt chủ quan của tội phạm) mới được đặt ra. Hành vi đó có thể có lỗi và có thể không có lỗi. Trái lại, “biểu hiện” của con người ra bên ngoài thế giới khách quan sẽ không được coi là hành vi, nếu “biểu hiện” đó không được ý thức kiểm soát hoặc tuy được ý thức kiểm soát nhưng không phải là kết quả hoạt động của ý chí. Những “biểu hiện” loại này có thể là những “biểu hiện” không có chủ định (như phản xạ không điều kiện bẩm sinh, phản ứng tìong tình ttạng choáng hay trong tình trạng xúc động quá mạnh...) hoặc là những . “bĩểu hiện” trong tình trạng bộ não mất khả năng kiểm tra, điều khiển mặt thực tế của “biểu hiện” do rối loạn ý thức...

 

Trường hợp gây thiệt hại do bị cưỡng bức thân thể là trường hợp đặc biệt thuộc loại “biểu hiện” không phải là hành vi. Đây là trường hợp “biểu hiện” bên ngoài của người mà về khách quan tuy đã gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ nhưng không phải là tội phạm vì “biểu hiện” đó không phải là hành vi, không phải là kết quả hoạt động ý chí của chính họ mà là kết quả trực tiếp của sức mạnh bên ngoài. Trường họp gây thiệt hại do bị cưỡng bức thân thể trên đây hoàn toàn khác về bản chất với trường họp gây thiệt hại do bị cưỡng bức tinh thần, là trường hợp người đã thực hiện hành ví (có tính gây thiệt hại về khách quan) do áp lực bên ngoài (như bị đe dọa mà người thủ kho đã lấy tài sản trong kho giao cho người đe dọa), ơ đây, “biểu hiện” lấy và giao tài sản tuy có bị chi phối bởi ý chí của người đe dọa nhưng vẫn là kết quả hoạt động ý chí của người thủ kho, vân là hành vi của chính họ. Như vậy, trong trường hợp gây thiệt hại do bị cưỡng bức thân thể, người bị cưỡng bức không có hành vi và do vậy vấn đề TNHS luôn luôn không được đặt ra; còn tróng trường hợp gây thiệt hại do bị cưỡng bức tinh thần, người bị cưỡng bức vẫn có hành vi và vấn đề TNHS vẫn có thể được đặt ra, tuỳ thuộc vào mức độ của sự cưỡng bức.


Những “biểu hiện” đó có thể không được ý thức kiểm soát (như bất thình lình bị người khác xô ngã vào quầy hàng pha lê) hoặc không được ý chí điều khiển (như bị người khác dùng sức mạnh nắm tay “điểm chỉ” vào đơn tố giác sai sự thật), ở đây, biểu hiện “ngã” và “điểm chỉ” đều không phải là hành vi và do vậy không thể có tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản hoặc tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản (Điều 178, Điều 180 Bộ luật hình sự năm 2015) cũng như không thể có tội vu khống (Điều 156 BLHS).

Mọi vướng mắc cần giải đáp hoặc để được sử dụng dịch vụ Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH SJKLAW

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 1900636292.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: