HÌNH THỨC THỂ HIỆN CỦA HÀNH VI KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM ?
  • 17/032023
  • Trợ lý Luật sư Cao Vân

HÌNH THỨC THỂ HIỆN CỦA HÀNH VI KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM ?

Hành vi khách quan có thể được thể hiện qua hành động hoặc qua không hành động.

- Hành động (phạm tội) là hình thức của hành vi khách quan mà trong đó chủ thể làm một việc bị pháp luật cam.

Hành động (phạm tội) có thể chỉ là động tác đơn giản xảy ra một lần trong thời gian ngắn hoặc có thể là tổng hợp nhiều động tác khác nhau hoặc có thể lặp đi lặp lại liên tục trong thời gian dài. Hành động (phạm tội) có thể là tác động trực tiếp vào đối tượng tác động của tội phạm hoặc có thể thông qua công cụ, phương tiện. Hành động (phạm tội) có thể được thực hiện qua lời nói hoặc việc làm.

- Không hành động (phạm tội) là hình thức của hành vỉ khách quan mà trong đó chủ thế không làm một việc mà pháp luật yêu cầu phải làm mặc dù có đủ điều kiện để làm việc đó.

 

Hành động và không hành động (phạm tội) đều là những “biểu hiện” của con người ra ngoài thế giới khách quan, được ý thức kiểm soát, ý chí điều khiển và đều có khả năng làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm, gây thiệt hại cho quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Tính gây thiệt hại này của hành động và không hành động (phạm tội) là mặt khách quan của tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, có ý nghĩa quyết định tính được quy định ưong luật hình sự hay tính trái pháp luật hình sự của tội phạm nói chung cũng như của hành vi khách quan nói riêng.

Đối với hình thức hành động (phạm tội), tính trái pháp luật hình sự của hành vi thể hiện ở chỗ, việc đã làm bị luật hình sự ngăn cấm, không kể chủ thể thực hiện là ai.

Đối với hình thức không hành động (phạm tội), tính trái pháp luật hình sự của hành vi thể hiện ở chỗ việc phải làm mà chủ thể đã không làm (mặc dù có đủ điều kiện để làm) là nghĩa vụ pháp lí của chủ thể. Nghĩa vụ pháp lí này có thể phát sinh do những căn cứ sau:

- Nghĩa vụ phát sinh do luật định

Đây là trường hợp nghĩa vụ phải thực hiện việc làm nhất định, cần thiết cho xã hội được luật trực tiếp quy định cho chủ thể. Nghĩa vụ đó hoặc có thể do luật hình sự trực tiếp quy định như nghĩa vụ cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng (Điều 132 BLHS), nghĩa vụ tố giác tội phạm (Điều 390 BLHS) hoặc có thể do ngành luật khác trong hệ thống pháp luật thống nhất quy định như nghĩa vụ của cha mẹ được quy định tại Điều 69 Luật hôn nhân và gỉa đình.

- Nghĩa vụ phát sinh do quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Đây là trường hợp nghĩa vụ phải thực hiện việc làm nhất định, cần thiết cho xã hội được trực tiếp xác định qua các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trên cơ sở cơ quan này áp dụng pháp luật hiện hành.

Ví dụ: Nghĩa vụ nhập ngũ của công dân cụ thể phát sinh khi hội đồng nghĩa vụ quân sự địa phương đã áp dụng Luật nghĩa vụ quân sự ra quyết định gọi nhập ngũ đối với công dân đó.

- Nghĩa vụ phát sinh do nghề nghiệp

Đây là nghĩa vụ gắn với việc thực hiện nghề nghiệp nhất định. Do đảm nhiệm nghề nghiệp này mà chủ thể có nghĩa vụ phải thực hiện việc làm nhất định để bảo vệ các quan hệ xã hội khỏi bị gây thiệt hại. Ví dụ: Nghĩa vụ cứu chữa, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ bệnh nhân của bác sĩ...

- Nghĩa vụ phải làm phát sinh do hợp đồng

Đây là trường hợp chủ thể đã tham gia kí kết hợp đồng và hợp đồng này đã làm phát sinh nghĩa vụ phải thực hiện việc làm nhất định. Ví dụ: Hợp đồng thuê giữ ttẻ giữa bà mẹ và người ttông trẻ tư nhân đã làm phát sinh nghĩa vụ trồng coi, chăm sóc...

- Nghĩa vụ phát sình do xử sự trước đó của chủ thể

Đây là trường hợp chủ thể gây ra tình ttạng nguy hiểm cho quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và chính sự việc này đã làm phát sinh nghĩa vụ phải thực hiện những việc làm nhất định để ngăn chặn sự nguy hiểm đã gây ra đó. Ví dụ: Hành vi vồ ý gây tai nạn giao thông làm phát sinh nghĩa vụ phải cấp cứu những người bị thương (điểm c khoản 2 Điều 260 BLHS).

Tóm lại, điều kiện có thể buộc một người phải chịu TNHS về không hành động của mình là:

- Người đó phải có nghĩa vụ hành động và

- Người đó có đủ điều kiện thực hiện nghĩa vụ này.

Trong các tội phạm, có tội phạm chỉ có thể thực hiện được bằng hành động, có tội phạm chỉ có thể thực hiện được bằng không hành động và có tội phạm vừa có thể thực hiện được bằng hành động vừa có thể thực hiện được bằng không hành động.

Tội phạm chỉ thực hiện được bằng hành động là các tội phạm như tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy (Điều 282 BLHS); tội hiếp dâm (Điều 141 BLHS) V.V.. Tội phạm chỉ thực hiện được bằng không hành động là các tội phạm như tội không cứu giúp người đang ở tình trạng nguy hiểm đến tính mạng (Điều 132 BLHS); tội không tố giác tội phạm (Điều 390 BLHS) V.V.. Tội có thể thực hiện được bằng hành động và cả bằng không hành động là các tội phạm như tội giết người (Điều 123 BLHS), tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178 BLHS) V.V..

Mọi vướng mắc cần giải đáp hoặc để được sử dụng dịch vụ Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH SJKLAW

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 1900636292.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: