​​​​​​​Hiệu lực về không gian của Bộ luật hình sự
  • 01/032023
  • Trợ lý Luật sư Cao Vân

​​​​​​​Hiệu lực về không gian của Bộ luật hình sự

- Khoản 1 Điều 5 BLHS quy định hiệu lực về không gian theo nguyên tắc lãnh thổ. Theo nguyên tắc này, BLHS có hiệu lực đối với mọi hành vi phạm tội được thực hiện“trên lãnh thổ nước Cộng hoà XHCN Việt Nam”.

Bổ sung cho nguyên tắc này, khoản 1 Điều 5 quy định: BLHS cũng có hiệu lực đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của nó xảy ra “trên tàu bay, tàu biển mang quốc tịch Việt Nam hoặc tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam”.

Quy định trên đây cần được hiểu cụ thể dựa trên chế độ pháp lí của từng bộ phận thuộc lãnh thổ cũng như các bộ phận không thuộc lãnh thổ nhưng thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam. Theo Điều 1 Hiến pháp Việt Nam, lãnh thổ Việt Nam "... bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biến và vùng trời”. Trong đó, vùng biển được hiểu gồm nội thuỷ và lãnh hải (Luật biển Việt Nam sử dụng từ tàu thuyền mà không sừ dụng từ tàu biển. Cách sử dụng trong Luật biển Việt Nam có thể phù hợp hơn và về nội thủy và lãnh hải, xem các điều 9, 10 Luật biển Việt Nam). Do lãnh hải có chế độ pháp lí tương đối đặc biệt so với các bộ phận hợp thành khác nên khi xác định hiệu lực về không gian đối với tội phạm xảy ra trên lãnh hải cần chú ý Điều 30 Luật biển Việt Nam cũng như Điều 27 Công ước của Liên hợp quốc về luật biển. Tương tự như vậy, khi xác định hiệu lực về không gian đối với tội phạm xảy ra tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam (về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, xem các điều 15, 17 Luật biển Việt Nam; về vấn đề lãnh thổ Việt Nam và về các đối tượng được hường quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự ) cần chú ý các điều 16, 18 Luật biển Việt Nam và các điều 56,77 Công ước của Liên họp quốc về luật biển.

Bổ sung cho quy định về hiệu lực về không gian tại khoản 1 Điều 5 BLHS, khoản 2 Điều 5 BLHS quy định phạm vi những người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam không bị xử lí theo BLHS Việt Nam. Đó là những người nước ngoài "... thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà XHCN Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế...”.

Quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự gồm nhiều quyền khác nhau. Khoản 2 của điều luật chỉ nói đến quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự nói chung nhưng cần phải hiểu đối tượng được nêu tại khoản này chỉ là những người được hưởng quyền miễn trừ xét xử về hình sự. Hiện nay, văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam về vấn đề này là Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam ngày 23/8/1993.(1)

- Khoản 1 Điều 6 BLHS quy định hiệu lực về không gian theo nguyên tắc quốc tịch chủ động. Cụ thể: BLHS có hiệu lực đối với tội phạm xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam trong trường họp người thực hiện tội phạm đó là công dân Việt Nam hoặc là người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam. Theo đó, BLHS cũng có hiệu lực đối với pháp nhân thương mại Việt Nam khi các điều kiện phải chịu TNHS của pháp nhân thương mại thoả mãn.(1)

- Khoản 2 Điều 6 quy định hiệu lực về không gian theo nguyên tắc quốc tịch bị động, nguyên tắc bảo đảm an ninh quốc gia và nguyên tắc phổ cập. Theo đó, BLHS có hiệu lực đối với tội phạm xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam trong trường hợp tội phạm đó “... xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam hoặc xâm hại lợi ích của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam hoặc theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà XHCN Việt Nam là thành viên”. So với các BLHS năm 1985 và 1999, BLHS năm 2015 mở rộng phạm vi hiệu lực về không gian. Hai nguyên tắc được sử dụng để mở rộng phạm vi hiệu lực về không gian là nguyên tắc quốc tịch bị động và nguyên tắc bảo đảm an ninh quốc gia.

- Khoản 3 Điều 6 quy định hiệu lực về không gian theo nguyên tắc phổ cập trong trường hợp hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra ttên tàu bay, tàu biển. Theo đó, BLHS có hiệu lực đối với "... hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển không mang quốc tịch Việt Nam đang ở tại biển cả hoặc tại giới hạn vùng trời nằm ngoài lãnh thổ nước Cộng hoà XHCN Việt Nam... trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà XHCN Việt Nam là thành viên có quy định”.

Như vậy, việc xác định hiệu lực về không gian của BLHS theo nguyên tắc phổ cập tại khoản 2 và khoản 3 Điều 6 đều liên quan đến các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Khi xác định cần chú ý không chỉ nội dung cụ thể của điều ước về tội phạm và quyền tài phán mà còn phải chú ý phạm vi tham gia của Việt Nam. Một số điều ước quốc tế quy định tội phạm quốc tế hoặc tội phạm cổ tính quốc tế mà Việt Nam là thành viên là: Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng; Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người...

Mọi vướng mắc cần giải đáp hoặc để được sử dụng dịch vụ Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH SJKLAW

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 1900636292.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: