GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM
Hiện nay, pháp luật liên quan đến việc nhà đầu tư rút khỏi thị trường được quy định khá cụ thể. Thủ tục hành chính về giải thể doanh nghiệp hiện nay đã có rất nhiều thay đổi tích cực. Qua bài viết này SJKLaw sẽ phân tích một số vấn đề liên quan đến giải thể doanh nghiệp theo luật mới.
Giải thể doanh nghiệp là quá trình chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp trong điều kiện doanh nghiệp có khả năng thanh toán bảo đảm thanh toán các nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp. Giải thể là thủ tục để doanh nghiệp rút khỏi thị trường một cách hợp pháp.
Giải thể doanh nghiệp có các đặc điểm pháp lý sau:
+ Giải thể doanh nghiệp chính là một quá trình nhằm chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp, để doanh nghiệp có thể rút khỏi thị trường. Giải thể bao gồm các hoạt động như thanh lý tài sản, thanh toán nợ, và thủ tục hành chính để xóa tên doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
+ Lý do giải thể có thể là do doanh nghiệp vi phạm pháp luật ( bắt buộc giải thể) hoặc do ý chí tự nguyện của chủ doanh nghiệp.
Trường hợp giải thể bắt buộc: do sự vi phạm pháp luật của doanh nghiệp cùng với việc bị áp dụng chế tài đình chỉ hoạt động và rút giấy phép. Ví dụ: trường hợp khai man hồ sơ đăng ký kinh doanh, kinh doanh trái phép, số lượng thành viên giảm dưới mức tối thiểu mà không xử lý, khắc phục trong thời gian luật định,…
Trường hợp giải thể tự nguyện: Đa phần, doanh nghiệp giải thể khi chủ đầu tư không có nhu cầu tiếp tục kinh doanh hoặc kinh doanh thua lỗ nhưng chưa đến mức độ mất khả năng thanh toán nợ đến hạn.
+ Điều kiện giải thể. Căn cứ theo quy định tại Điều 207 Luật DN 2020 thì: Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài.” Theo đó, doanh nghiệp chỉ thực hiện thủ tục giải thể để rút khỏi thị trường khi đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ, thực hiện xong các nghĩa vụ tài sản. Nếu mất khả năng thanh toán khoản nợ đến hạn, doanh nghiệp thuộc trường hợp áp dụng pháp luật phá sản để chấm dứt hoạt động. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là yếu tố quyết định việc doanh nghiệp rút khỏi thị trường thông qua thủ tục giải thể hayphá sản.
+ Chủ sở hữu doanh nghiệp là người quyết định việc giải thể doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh chỉ xem xét tính hợp lý của hồ sơ để giải thể mà không có quyền phản đối hay đồng ý và khi không có khiếu nại về việc giải thể thì sẽ quyết định cập nhật tình trạng đã giải thể của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Trong trường hợp giải thể bắt buộc, chủ sở hữu DN sẽ tiến hành giải thể trên cơ sở quyết định đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của cơ quan có thẩm quyền hay quyết định của Tòa án. Mặc dù không trực tiếp ra quyết định giải thể, về bản chất có thể coi cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ thể quyết định giải thể doanh nghiệp, vì chủ sở hữu doanh nghiệp ra quyết định giải thể mà không xuất phát từ tự do ý chí của mình.
So sánh phá sản và giải thể
Phá sản và giải thể đều là các hình thức dẫn đến việc chấm dứt sự tồn tại của một chủ thể kinh doanh. Tuy nhiên, giữa giải thể và phá sản có sự khác nhau cơ bản sau:
|
Giải thể |
Phá sản |
Chủ thể có thẩm quyền giải quyết |
Chủ doanh nghiệp hoặc người có thẩm quyền thành lập doanh nghiệp quyết định. Sau khi giải thể, doanh nghiệp phải làm thủ tục xóa tên đăng ký kinh doanh tại cơ quan hành chính nhà nước. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ thể quyết định giải thể doanh nghiệp (trong trường hợp giải thể bắt buộc)
|
Tòa án là chủ thể có thẩm quyền giải quyết phá sản theo các quy định của pháp luật |
Nguyên nhân |
Có thể giải thể theo quyết định của chủ doanh nghiệp hoặc theo quy định của pháp luật. Việc giải thể chỉ được thực hiện khi doanh nghiệp vẫn còn khả năng thanh toán nợ và các nghĩa vụ tài sản đến hạn |
Doanh nghiệp không có khả năng thanh toán nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu Doanh nghiệp bị Tòa án nhân dân tuyên bố phá sản. |
Về hạn chế quyền tự do kinh doanh |
Chủ sở hữu hoặc người quản lý, điều hành doanh nghiệp bị giải thể không bị hạn chín chế quyền tự do kinh doanh |
Chủ sở hữu hoặc người quản lý, điều hành doanh nghiệp bị phá sản không thành lập doanh nghiệp trong thời gian từ 01 đến 3 năm sau khi doanh nghiệp bị phá sản. |
Hậu quả pháp lý
|
Doanh nghiệp bị xóa tên trong sổ đăng ký kinh doanh và chấm dứt sự tồn tại. |
Doanh nghiệp bị phá sản vẫn có thể tiếp tục hoạt động nếu như có người mua lại toàn bộ doanh nghiệp |
-------------------------------------------------
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:
𝐂Ô𝐍𝐆 𝐓𝐘 𝐋𝐔Ậ𝐓 𝐓𝐍𝐇𝐇 𝐒𝐉𝐊𝐋𝐀𝐖
Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Website: https://sjklaw.vn/
Email: sjk.law@hotmail.com
Hotline: 0962420486