EM GÁI RUỘT CÓ ĐƯỢC HƯỞNG DI SẢN THỪA KẾ HAY KHÔNG
10/122021
TRỢ LÝ LUẬT SƯ - TIẾN ĐẠT
EM GÁI RUỘT CÓ ĐƯỢC HƯỞNG DI SẢN THỪA KẾ HAY KHÔNG
Câu hỏi tư vấn:
Xin chào Luật sư tôi có yêu cầu muốn được giải đáp như sau: Anh trai tôi qua đời, di sản của anh để lại bao gồm một căn nhà trước đây được ba mẹ tặng cho và một sổ tiết kiệm với số tiền là 200 triệu đồng, anh trai tôi có hai người con trai và vợ. Vì lúc trước đây, tôi luôn là người giúp đỡ anh tôi. Tôi muốn hỏi tôi có được hưởng thừa kế mà anh để lại hay không, tôi là em gái ruột? Rất mong nhận được sự tư vấn của Luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Yêu cầu tư vấn:
Em gái ruột có được hưởng di sản thừa kế mà anh trai để lại hay không?
Căn cứ pháp lý:
BLDS năm 2015
Luật sư tư vấn:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến công ty chúng tôi. Đối với vấn đề của bạn được Luật sư tư vấn như sau:
Theo như bạn trình bày, khi anh trai bạn qua đời không nêu rõ cụ thể có để lại di chúc hay không vậy nên sẽ đặt ra 02 tình huống có thể xảy ra như sau:
Trường hợp 1: Anh trai bạn chết có để lại di chúc và di chúc hợp pháp nếu trong di chúc có chia cho bạn một suất thừa kế di sản của anh bạn để lại thì bạn hoàn toàn được hưởng.
Trường hợp 2: Anh trai bạn chết và không để lại di chúc hoặc di chúc không hợp pháp thì di sản thừa kế sẽ được chia theo hàng thừa kế theo quy định của pháp luật. Quy định cụ thể tại Điều 650 BLDS năm 2015.
Di sản là một căn nhà và sổ tiết kiệm có giá trị 200 triệu đồng, sẽ được chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
Và bạn là em gái ruột căn cứ theo quy định tại Điều 651 BLDS năm 2015 thì bạn thuộc hàng thuừa kế thứ hai. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành quy định những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Căn cứ theo quy định trên có thể thấy, mặc dù bạn có công chăm sóc nhưng không được xét vào trường hợp ưu tiên để phân chia di sản. Bạn thuộc hàng thừa kế thứ hai chỉ có thể nhận di sản thừa kế của anh trai mình khi:
- Anh trai bạn khi chết không để lại di chúc hoặc di chúc không hợp pháp
- Di sản thừa kế được phân chia theo hàng thừa kế- phân chia theo pháp luật
- Hàng thừa kế thứ nhất không còn ai do đã chết hoặc không có quyền hưởng di sản
- Những người thừa kế ở hàng thứ nhất bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản thừa kế của người chết
Trên đây là nội dung tư vấn của công ty chúng tôi đối với yêu cầu của bạn
CÔNG TY LUẬT TNHH SJKLAW
📍 Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận cầu giấy Cầu Giấy, thành phố Hà NộiNội