ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH QUAN HỆ CẤP DƯỠNG THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
  • 28/112022
  • Phạm Ba Đô

ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH QUAN HỆ CẤP DƯỠNG THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM

 ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH QUAN HỆ CẤP DƯỠNG THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM

1. Khái niệm về cấp dưỡng

Có nhiều khái niệm quy định về vấn đề này. Tuy nhiên có thể hiểu cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, là người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, là người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của pháp luật

2. Quan hệ cấp dưỡng có những đặc điểm gì?

Cũng như các quan hệ khác, quan hệ cấp dưỡng cũng có những đặc điểm riêng biệt để có thể phân biệt với các loại quan hệ khác: 

Thứ nhất, nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ phát sinh giữa các chủ thể trên cơ sở hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng. Vấn đề này được quy định tại khoản 1 Điều 107 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Thứ hai, quan hệ cấp dưỡng không chỉ là quan hệ nhân thân mà còn mang tính tài sản song không mang tính đền bù ngang giá

Thứ ba, nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác

Thứ tư, nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ phát sinh trong điều kiện nhất định

Thứ năm, việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thông qua lương tâm, đạo đức, dư luận xã hội và cả các biện pháp cưỡng chế thi hành

3. Điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng

Thứ nhất, nghĩa vụ cấp dưỡng phát sinh từ quan hệ hôn nhân, huyết thống, và nuôi dưỡng

- Như chúng ta biết, Sự kiện hôn nhân làm phát sinh quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng, trong đó nội dung quan hệ này bao gồm cả các quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài sản. Bên cạnh đó quan hệ huyết thống là quan hệ giữa trên sự kiện sinh đẻ của người phụ nữ và từ sự kiện đó làm phát sinh quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con. Hay nói cách khác giữa cha mẹ và con có mối quan hệ về mặt sinh học

Còn đối với quan hệ nuôi dưỡng có thể là quan hệ phát sinh từ quan hệ hôn nhân hoặc do sự kiện con nuôi mang lại. Khi sinh con ra thì cha, mẹ phải có nghĩa vụ nuôi dưỡng và chăm sóc con cái, cũng giống như khi nhận nuôi con nuôi thì phải có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng. Những vấn đề này đều được PL về hôn nhân quy định cụ thể và bảo đảm tối đa quyền và lợi ích cho cả hai bên. 

Thứ hai, người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng không sống chung với nhau

Vì dựa vào khái niệm về cấp dưỡng, có thể thấy rằng việc người cấp dưỡng nảy sinh quan hệ với người được cấp dưỡng chỉ phát sinh khi họ không sống chung với nhau. Bởi nếu như còn sống chung, mà những người đó có hành động đó là chăm sóc, nuôi dưỡng bằng tài sản,..thì không được gọi là cấp dưỡng mà nó phát sinh một loại quan hệ pháp luật khác, tùy vào từng trường hợp. 

Thứ ba, người cấp dưỡng phải có khả năng cấp dưỡng

Đây là một quy định hợp lý và đúng đắn, bởi lẽ nếu như một người có nghĩa vụ cấp dưỡng nhưng họ không có khả năng thì có lẽ việc cấp dưỡng cũng sẽ không được thực hiện. Điều này làm cho cả bên cấp dưỡng và bên được cấp dưỡng cũng không có lợi ích gì, vì khi với một người đã không có đủ điều kiện để sống và phát triển thì họ sẽ không còn nghĩ đến việc phải thực hiện nghĩa vụ vì bất cứ ai, bởi bản thân họ còn lo chưa xong. Do vậy, Pháp luật hôn nhân đã quy định về vấn đề này đã đem đến nhiều ý nghĩa nhất định. 

Thứ hai, quan hệ cấp dưỡng không chỉ là quan hệ nhân thân mà còn mang tính tài sản, song không mang tính đền bù ngang giá

Thế nhưng để có thể đánh giá khả năng thực tế của người có quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng có thể dựa vào 2 tiêu chí

+ Một là dựa vào thu nhập thường xuyên: và thu nhập này lại có những cách để xác định riêng từng ngành nghề khác nhau. 

+ Hai là, về tài sản hiện có. TS này cũng phải được xác định khách quan trên thực tế bằng nhiều cách khác nhau 

+ Hoặc một người tuy không có thu nhập thường xuyên nhưng lại còn tài sản sau khi đã trừ đi chi phí cần thiết cho bản thân thì cũng được coi là có khả năng thực hiện quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng

Từ đó, việc xác định vấn đề này không phải dễ dàng. Nó đã gây ra nhiều khó khăn đối với cơ quan có tham quyền khi thực hiện giải quyết vấn đề này. 

-------------------------------------------------

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

Tags : Luật hôn nhân và gia đình 2014
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: