ĐIỀU KIỆN MANG THAI HỘ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP SINH
  • 12/102021
  • LÊ TIẾN ĐẠT

ĐIỀU KIỆN MANG THAI HỘ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP SINH

  1. Khái niệm mang thai hộ.

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.

Mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác.

Như vậy, việc mang thai hộ được thực hiện qua việc áp dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm. Việc mang thai vì mục đích nhân đạo và mang thai hộ vì mục đích thương mại khác nhau căn cứ vào việc giữa hai bên có thỏa thuận về việc bên mang thai hộ được hưởng lại về kinh tế hay lợi ích khác hay không.

  1. Điều kiện mang thai hộ.
  1. Điều kiện đối với bên nhờ mang thai hộ.

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

2. Vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;

b) Vợ chồng đang không có con chung;

c) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.” (Điều 95)

Như vậy, xét thêm khái niệm về mang thai hộ thì bên nhờ mang thai hộ phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Đang tồn tại một quan hệ hôn nhân hợp pháp. Tức là bên nhờ mang thai hộ phải đang tồn tại một quan hệ hôn nhân hợp pháp tại thời đimể họ muốn nhờ mang thai hộ.
  • Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
  • Vợ chồng đang không có con chung
  • Người chồng có tinh trùng, người vợ có noãn được xác định là đảm bảo chất lượng để kết hợp thụ tinh.
  • Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

Theo Điều 15, 16, 17 Nghị định số 10/2015/NĐ – CP quy định các nội dung tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý bao gồm:

  • Nội dung tư vấn về y tế: Các phương án khác ngoài việc mang thai hộ hoặc xin con nuôi; Quá trình thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai hộ; Các khó khăn khi thực hiện mang thai hộ; Tỷ lệ thành công của kỹ thuật có thể rất thấp nếu dự trữ buồng trứng của người vợ thấp hoặc người vợ trên 35 tuổi; Chi phí điều trị cao; Khả năng đa thai; Khả năng em bé bị dị tật và có thể phải bỏ thai; Các nội dung khác có liên quan.
  • Nội dung tư vấn về pháp lý: Xác định cha mẹ con trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định tại Điều 94 Luật Hôn nhân và gia đình; Quyền, nghĩa vụ của người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định tại Điều 97 Luật Hôn nhân và gia đình.; Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định tại Điều 98 Luật Hôn nhân và gia đình.
  • Nội dung tư vấn về tâm lý: Các vấn đề về tâm lý trước mắt và lâu dài của việc nhờ mang thai hộ, người thân và bản thân đứa trẻ sau này; Người mang thai hộ có thể có ý định muốn giữ đứa bé sau sinh; Hành vi, thói quen của người mang thai hộ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của đứa trẻ; Tâm lý, tình cảm khi nhờ người mang thai và sinh con; Thất bại và tốn kém với các đợt điều trị mang thai hộ có thể gây tâm lý căng thẳng, mệt mỏi;
  1. Điều kiện đối với bên mang thai hộ.
  • Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:  Người thân thích là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời. (Điều 3). Từ đó, xác định người thân thích cùng hàng để được mang thai hộ là chị em gái ruột, chị em gái họ của vợ chồng người nhờ mang thai hộ.

  • Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;
  • Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ;

Về độ tuổi, hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn về độ tuổi được phép mang thai hộ. Nhưng người mang thai hộ phải có độ tuổi nằm trong độ tuổi sinh đẻ nói chung.

  • Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng;
  • Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

Theo điều 15, 16, 17 theo Nghị định số 10/2015/NĐ – CP các nội dung tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý bao gồm:

  • Nội dung tư vấn về y tế: Các nguy cơ, tai biến có thể xảy ra khi mang thai như sảy thai, thai ngoài tử cung, băng huyết sau sinh và các tai biến khác; Khả năng phải mổ lấy thai; Khả năng đa thai; Khả năng em bé bị dị tật và phải bỏ thai;
  • Nội dung tư vấn về pháp lý: Xác định cha mẹ con trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định tại Điều 94 Luật Hôn nhân và gia đình; Quyền, nghĩa vụ của người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định tại Điều 97 Luật Hôn nhân và gia đình.; Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định tại Điều 98 Luật Hôn nhân và gia đình.
  • Nội dung tư vấn về tâm lý: Tâm lý, tình cảm của người trong gia đình, bạn bè trong thời gian mang thai hộ; Tâm lý trách nhiệm đối với cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ nếu để sảy thai; Tác động tâm lý đối với con ruột của mình; Cảm giác mất mát, mặc cảm sau khi trao lại con cho cặp vợ chồng nhờ mang thai; Chỉ thực hiện mang thai hộ khi động lực chính là mong muốn giúp đỡ cho cặp vợ chồng nhờ mang thai, không vì mục đích lợi nhuận;

Mọi vướng mắc cần giải đáp hoặc để được sử dụng dịch vụ. Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

Luật sư CÔNG TY LUẬT TNHH SJKLAW

Hotline yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn: 0962420486

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: sjk.law@hotmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng ./.

Tags : Luật hôn nhân và gia đình 2014, mang thai hộ, điều kiện mang thai hộ
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: