ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH THẾ CẤP THIẾT
  • 07/042023
  • Trợ lý Luật sư Cao Vân

ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH THẾ CẤP THIẾT

1. Khái niệm về tình thế cấp thiết

“Tình thế cấp thiết là tình thể của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

Hành vi gây thiệt hại trong tình thể cấp thiết không phải là tội phạm”. (Điều 23 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017)

Chế định tình thế cấp thiết được xây dựng nhằm tạo cơ sở pháp lí, khuyến khích mọi người có hành động có ích, phù hợp với yêu cầu của xã hội khi đứng trước thực tế một thiệt hại đang xảy ra hoặc đang bị đe dọa xảy ra ngay. Cũng như phòng vệ chính đáng, hành động trong tình thế cấp thiết là quyền của mỗi cá nhân. Để hướng mọi người thực hiện đúng quyền này của mình, Điều 23 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy đỉnh rõ cơ sở, nội dung và phạm vi của quyền hành động trong tình thế cấp thiết.

2. Điều kiện của tình thế cấp thiết

A) Cơ sở phát sinh quyền hành động trong tình thế cấp thiết

Mỗi người có quyền được hành động trong tình thế cấp thiết khi có thiệt hại đang bị đe doạ xảy ra ngay. Thiệt hại này không đòi hỏi phải do hành vi của con người gây ra, như ở trường hợp phòng vệ chính đáng, mà có thể do các nguồn khác nhau. Có thể do con vật, do thiên tai, do những trục trặc kĩ thuật V.V..

Với trách nhiệm của người dân, đòi hỏi mỗi người đứng trước thực tế như vậy cần phải có biện pháp ngăn ngừa, kể cà biện pháp phải gây ra thiệt hại khác. Tuy nhiên, biện pháp gây thiệt hại để ngăn ngừa thiệt hại chỉ phù hợp với lợi ích xã hội và do vậy được coi là hợp pháp, khi không còn biện pháp khác (biện pháp không gây thiệt hại). Đây là điểm khác so với phòng vệ chính đáng. Hành vi chống ttả trong phòng vệ chính đáng thực chất là hành vi trực tiếp chổng hành vi phạm tội cũng như hành vi vi phạm pháp luật và do vậy là cần thiết ttong mọi trường hợp. Trong tình thế cấp thiết, lợi ích bị gây thiệt hại và lợi ích cần bảo vệ đều là lợi ích hợp pháp. Do vậy, khi còn biện pháp khác không gây thiệt hại mà vẫn có thể bảo vệ được lợi ích đang bị đe dọa thì việc gây thiệt hại là không cần thiết và hành động trong tình thế cấp thiết cũng không được đặt ra. Như vậy, quyền được hành động trong tình thế cấp thiết chỉ phát sinh khi chỉ còn biện pháp phải gây thiệt hại để trách thiệt hại đang bị đe dọa xảy ra ngay. Nếu mệt người đã nhầm tưởng có cơ sở này mà trên thực tế không có và đã hành động trong tình thế cấp thiết thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết như trường hợp sai lầm.

 

B) Nội dung và phạm vi của quyền hành động trong tình thế cấp thiết

Khi có cơ sở được hành động ttong tình thế cấp thiết, người hành động được phép gây thiệt hại mà không phải chịu trách nhiệm hình sự về việc gây thiệt hại này khi thiệt hại gây ra phải nhỏ hơn thiệt hại bị đe dọa gây ra. Việc gây thiệt hại cho lợi ích hợp pháp để bảo vệ lợi ích hợp pháp khác chỉ có ý nghĩa khi thiệt hại cần ngăn ngừa lớn hơn. Sẽ là vô nghĩa khi ngăn ngừa một thiệt hại bằng cách gây ra thiệt hại khác bằng hoặc lớn hơn.

Sự so sánh hai thiệt hại này được xét cả về tính chất và mức độ của thiệt hại. Thông thường, thiệt hại gây ra trong tình thế cấp thiết là thiệt hại về tài sản.(1)

Như vậy, khi có cơ sở được hành động trong tình thế cấp thiết, mỗi người đều có thể được phép gây thiệt hại nhỏ hơn để ngăn ngừa thiệt hại lớn hơn.

Mọi vướng mắc cần giải đáp hoặc để được sử dụng dịch vụ Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH SJKLAW

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 1900636292.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: