ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
  • 25/102021
  • Chuyên viên Nguyễn Hoài

ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp là hai chế định lớn của pháp luật sở hữu trí tuệ, vậy cần hiểu thể nào để có sự phân biệt giữa hai chế định này? Thông qua việc phân tích điểm khác nhau dưới các khía cạnh như: đối tượng bảo hộ, điều kiện bảo hộ, căn cứ xác lập quyền, văn bằng bảo hộ, thời hạn bảo hộ, nội dung giới hạn bảo hộ... Kính mời quý bạn đọc theo dõi nội dung phân tích sau.

Nguyễn Thu Hoài

1. Khái quát về quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp

Quyền tác giả được định nghĩa là quyền đối với tác phẩm,  còn tác phẩm được hiểu đơn thuần là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phư¬ơng tiện hay hình thức nào (Khoản 7 điều 4 Luật SHTT).

Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh (Khoản 7 điều 4 Luật SHTT)

2. Phân tích những điểm khác nhau

Thứ nhất, về đối tượng bảo hộ của quyền tác giả và quyền SHCN

+ Đối tượng của quyền tác giả là các tác phẩm, vốn không chỉ giới hạn trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật mà còn mở rộng sang lĩnh vực khoa học, nhưng không bao gồm những đối tượng thuộc lĩnh vực kỹ thuật trong đó có các giải pháp kỹ thuật nói chung và các phát minh, sáng chế nói riêng.  Ví dụ: luận án, một công trình khoa học; những bộ phim điện ảnh...

+ Đối tượng của quyền SHCN là các sáng tạo trí tuệ liên quan tới khoa học, công nghệ và thương mại nhằm mang lại những hiệu quả thiết thực trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý. Ví dụ: Chỉ dẫn địa lí cam Vinh, Nhãn hiệu nổi tiếng như Sony, Nokia,...

Thứ hai, về đối tượng không được bảo hộ

+ Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả: (i) Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin; (ii) Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó; (iii) Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.

+ Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền SHCN gồm các trường hợp được quy định tại các điều của luật SHTT: (i) Với danh nghĩa sáng chế ; (ii) Với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp; (iii) Với danh nghĩa thiết kế bố trí ; (iv) Với danh nghĩa tên thương mại; (v) Với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý

Thứ ba, về điều kiện bảo hộ

+ Đối với quyền tác giả: Quyền tác giả bảo hộ “những sáng tạo trong việc sử dụng và sắp xếp các từ ngữ, nốt nhạc, màu sắc, hình khối...”, tức là chỉ bảo hộ hình thức thể hiện ý tưởng chứ không bảo hộ chính các ý tưởng đó. Về bản chất, tác phẩm cũng phải được thể hiện bằng hình thức hay phương tiện, không đơn thuần là một ý tưởng hay một sáng kiến chưa được định hình.

+ Đối với quyền SHCN: Tuỳ thuộc vào bản chất, mỗi đối tượng SHCN thường phải đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ nhất định như tính mới, tính sáng tạo, tính ứng dụng hay khả năng phân biệt trong hoạt động thương mại...

Thứ tư, về căn cứ xác lập quyền

+ Đối với quyền tác giả: phát sinh tự động kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức nhất định mà không cần bất cứ thủ tục đăng kí hay công bố nào.

+ Đối với quyền SHCN: Đối với hầu hết các đối tượng SHCN, thủ tục đăng kí xác lập quyền là thủ tục bắt buộc, trừ một số đối tượng đặc thù như bí mật kinh doanh, tên thương mại, nhãn hiệu nổi tiếng... được xác lập trên cơ sở hoạt động đầu tư và sử dụng hợp pháp trong thực tiễn. Thứ năm, về văn bằng bảo hộ:

+ Đối với quyền tác giả: Việc nộp đơn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền không phải là thủ tục bắt buộc. + Đối với quyền SHCN: Văn bằng bảo hộ gồm Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý.

Thứ sáu, về thời hạn bảo hộ

+ Đối với quyền tác giả: Nhìn chung thời hạn bảo hộ dài hơn. Các quyền được bảo hộ vô thời hạn gồm quyền đặt tên, quyền đứng tên, quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm; các quyền được bảo hộ có thời hạn gồm quyền công bố tác phẩm và các quyền tài sản...

+ Đối với quyền SHCN: Những đối tượng SHCN mang đặc tính kĩ thuật thường có thời hạn bảo hộ ngắn so với thời hạn bảo hộ của quyền tác giả. Thời hạn này được coi là khoảng thời gian hợp lí cho việc khai thác thương mại để bù đắp chi phí đầu tư cho quá trình sáng tạo và thu lợi nhuận. Một số đối tượng SHCN được bảo hộ vô thời hạn như bí mật kinh doanh, tên thương mại, chỉ dẫn địa lí, nhãn hiệu... .

Thứ bảy, về nội dung bảo hộ, giới hạn bảo hộ

+ Đối với quyền tác giả: theo Điều 18 luật SHTT gồm: (i) Quyền nhân thân: quyền đặt tên cho tác phẩm, quyền đứng tên tác phẩm, quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm, quyền công bố, cho phép người khác công bố tác phẩm ; (ii) Quyền tài sản - thuộc quyền của tác giả hay chủ sở hữu quyền tác giả gồm: Làm tác phẩm phái sinh, biểu diễn tác phẩm trước công chúng, sao chép tác phẩm, phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm, truyền đạt tác phẩm đến công chúng, cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính; pháp luật quy định các trường hợp sử dụng tác phẩm không phải xin phép, không phải trả nhuận bút, thù lao tại Điều 25 LSHTT và các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao (điều 26 luật SHTT).

+ Đối với quyền SHCN: là quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, quyền đối với chỉ dẫn địa lí và quyền sở hữu đối với các đối tượng khác do pháp luật quy định. Quyền sở hữu công nghiệp có thể bị hạn chế bởi các yếu tố như quyền của người sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp; Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí (điều 135); Nghĩa vụ sử dụng sáng chế, nhãn hiệu (điều 136); Nghĩa vụ cho phép sử dụng sáng chế cơ bản nhằm sử dụng sáng chế phụ thuộc (điều 137). Chấm dứt hiệu lực đối với nhãn hiệu không được sử dụng liên tục 5 năm là điểm mới của luật.

------

Mọi vướng mắc cần giải đáp hoặc để được sử dụng dịch vụ. Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

Luật sư CÔNG TY LUẬT TNHH SJKLAW

Hotline yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn: 0962420486

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: sjk.law@hotmail.com Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng! Trân trọng ./.

 

Tags : #QTG, #quyénohuucongnghiep, #quyentacgia, #SHCN, #SHTT, #sohuutritue, #vanbangbaoho
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: