ĐẺ THUÊ – PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN.
  • 12/102021
  • LÊ TIẾN ĐẠT

ĐẺ THUÊ – PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN.

 

Vì gặp khó khăn trong việc có con mà nhiều cặp vợ chồng đã tìm người để mang thai hộ hoặc đẻ thuê. Ngoài việc có thể mang đến nhiều rắc rối, hành động này còn có nguy cơ vi phạm pháp luật. Sau đây, SJK Law sẽ giải thích vấn đề “đẻ thuê” trên cả phương diện pháp lý và thực tiễn.

  1. Khái niệm “đẻ thuê”.

Trên phương diện thuật ngữ pháp lý, “đẻ thuê” hay còn gọi là mang thai hộ vì mục đích thương mại, được quy định trong Luật Hôn Nhân và Gia đình 2014. Theo khoản 23 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 định nghĩa: “Mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác.”.

Như vậy, mang thai hộ vì mục đích thương mại có bị cấm hay không?

Tại Điểm g, Khoản 2, Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình: Cấm việc thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính.

Như vậy, Pháp luật không cho phép thực hiện mang thai hộ vì mục đích thương mại.

  1. Hậu quả pháp lý của mang thai hộ vì mục đích thương mại.

Tuy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi mà từng trường hợp riêng biệt sẽ bị xử lý theo hình thức khác nhau: hành chính hoặc hình sự.

  • Xử lý về hành chính.

Theo Khoản 1, Điều 60 Nghị định số: 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã: Hành vi thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, sinh sản vô tính, mang thai hộ vì mục đích thương mại sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

  • Xử lý về hình sự.

Hiên nay, chỉ có quy định về xử lý hình sự với người tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại tại Điều 187 Bộ luật hình sự 2014, cụ thể:

Điều 187. Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại

1. Người nào tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Đối với 02 người trở lên;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

3. Thực tiễn giải quyết tình hình mang thai hộ vì mục đích thương mại

Theo Bộ Y tế, tình hình mang thai hộ vì mục đích thương mại, đẻ thuê có xu hướng diễn biến phức tạp nên cần thực hiện một số biện pháp để phòng tránh.

Ngày 17/6/2021, Bộ Y tế ban hành Công văn số 4870 về việc phòng mang thai hộ vì mục địch thương mại và lựa chọn giới tính thai nhi.

Theo đó, thời gian qua, tình hình mang thai hộ vì mục đích thương mại, đẻ thuê, lựa chọn giới tính thai nhi có xu hướng diễn biến phức tạp. Mội số đường dây đẻ thuê đang bị các cơ quan chức năng điều tra, xử lý theo pháp luật.

Để bảo đảm việc chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản, phòng tránh tình trạng mang thai hộ vì mục đích thương mại, đẻ thuê, lựa chọn giới tính thai nhi xảy ra trong cơ sở y tế hoặc các hành vì tiếp tay, tham gia vào những đường dây phi pháp nêu trên của cán bộ y tế, Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện được phép thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo cần thực hiện một số biện pháp.

Cụ thể, cần tăng cường quản lý các trường hợp cho/nhận tinh trùng/noãn/phôi, thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Rà soát, xây dựng bổ sung quy trình và thường xuyên kiểm tra nhân viên để hạn chế đến mức thấp nhất việc nhầm lẫn hoặc tráo đổi bệnh nhân, tráo đổi tinh trùng, noãn, phôi. Việc nhận diện bệnh nhân và giao tử không chỉ bằng giấy tờ cá nhân mà có thể sử dụng các kỹ thuật nhận diện sinh trắc học hiện đại như chụp ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt để phòng tránh nhầm lẫn hoặc tráo đổi bệnh nhân do sử dụng giấy tờ giả…

Mọi vướng mắc cần giải đáp hoặc để được sử dụng dịch vụ. Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

Luật sư CÔNG TY LUẬT TNHH SJKLAW

Hotline yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn: 0962420486

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: sjk.law@hotmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng ./.

Tags : Luật hôn nhân và gia đình 2014, xử lí hành chính, Xử lí hình sự, đẻ thuê - vấn đề pháp lý và thực tiễn
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: