ĐÃ TỪNG LÀ MẸ NUÔI, CON NUÔI CÓ ĐƯỢC PHÉP KẾT HÔN HAY KHÔNG?
  • 03/122021
  • TRỢ LÝ LUẬT SƯ - TIẾN ĐẠT

ĐÃ TỪNG LÀ MẸ NUÔI, CON NUÔI CÓ ĐƯỢC PHÉP KẾT HÔN HAY KHÔNG?

Câu hỏi tư vấn:
            Xin chào Luật sư, vợ chồng chị gái tôi do hiếm muộn, kết hôn đã lâu nhưng không có được con nên sau đó anh chị đã nhận một bé trai làm con nuôi, một thời gian sau gia đình bố mẹ đẻ của cháu đã tìm được nên vợ chồng anh chị tôi quyết định chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi với cháu. Vài năm sau, anh chị tôi thường cãi vã, mâu thuẫn rất nhiều nên hai người đã ly hôn. Mấy tháng sau chị gái tôi vô tình gặp lại người con trai đã nhận nuôi năm xưa, hai người lại vô cùng thân thiết, thường xuyên qua lại và thăm hỏi chăm sóc nhau. Sau một thời gian dài, thì cả hai đều xác định được tình cảm và muốn đi tới quan hệ vợ chồng, muốn kết hôn và tổ chức lễ cưới. Tôi muốn hỏi liệu chị gái tôi và người con đã từng nhận nuôi có thể kết hôn với nhau hay không? 
Yêu cầu pháp lý: 
            Đã từng là mẹ nuôi và con nuôi có thể kết hôn với nhau hay không?
Căn cứ pháp lý: 
            Luật HN&GĐ năm 2014
            Nghị định 82/2020/NĐ- CP
Luật sư tư vấn: 
            Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu đến công ty chúng tôi, đối với yêu cầu của bạn được Luật sư giải đáp như sau:
            Kết hôn dựa trên yêu tố tự nguyện, bình đẳng, quan hệ hôn nhân hợp pháp là phải có đăng ký kết hôn và đáp ứng các điều kiện về độ tuổi, tinh thần ý chí tự nguyện, không bị mất năng lực hành vi dân sự và không thuộc các trường hợp bị pháp luật nghiêm cấm kết hôn. 
            Để bảo vệ chế độ hôn nhân gia đình ở nước ta, pháp luật nghiêm cấm các hành vi sau đây, quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 5 Luật HN&GĐ năm 2014: 
            - Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
- Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn
- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ
-  Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng
- Yêu sách của cải trong kết hôn
- Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn
- Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
- Bạo lực gia đình
- Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.
Căn cứ theo quy định trên, ta thấy pháp luật nước ta nghiêm cấm hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người đã từng là con nuôi, cha mẹ nuôi. Mặc dù giữa họ không có quan hệ huyết thống, trực hệ hay trong phạm vi ba đời, tuy nhiên để đảm bảo thuần phong mỹ tục, văn hóa dân tộc, không vi phạm chuẩn mực đạo đức,chuẩn mực xã hội pháp luật vẫn đặt ra quy định nghiêm cấm hành vi này. 
Theo đó, việc chị bạn và người con trai đã từng nhận làm con nuôi có tình cảm và muốn đi đến hôn nhân là không thể, vì đó là hành pháp luật nghiêm cấm, là hành vi vi phạm pháp luật HN&GĐ. Vi phạm cả về chuẩn mực đạo đức, xã hội. 
Nếu chị gái bạn và người con nuôi đó vẫn tiếp tục chung sống hay đi đến hôn nhân thì sẽ bị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. Cụ thể, căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định:  Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với  hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi. 
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi đối với yêu cầu của bạn.
-------------------------------------------------
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:
𝐂Ô𝐍𝐆 𝐓𝐘 𝐋𝐔𝐓 𝐓𝐍𝐇𝐇 𝐒𝐉𝐊𝐋𝐀𝐖
📍 Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
🌍 Website: https://sjklaw.vn/
📩 Email: sjk.law@hotmail.com
☎ Hotline: 0962420486          
 
Tags : CON NUÔI, Luật hôn nhân và gia đình 2014, MẸ NUÔI
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: